1. Căn cứ pháp lý
- Luật công chứng năm 2014;
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật công chứng.
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định của pháp luật hiện hành về công chứng khi
thành lập văn phòng công chứng thì cần phải thực hiện những thủ tục như sau:
- Đăng ký thành lập văn phòng công chứng:
Khi thành lập Văn phòng công chứng cần phải gửi hồ sơ đăng
ký thành lập văn phòng công chứng lên UBND cấp tỉnh.
Theo quy định hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập gồm các tài liệu
sau đây:
+ Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
+ Đề án thành lập Văn phòng công chứng bao gồm: sự cần thiết
thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, điều kiện
về vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành
lập Văn phòng công chứng;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng. Trụ
sở của Văn phòng công chứng phải đáp ứng được các điều kiện của Chính phủ quy định
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị
thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định
cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
- Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng:
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho
phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp tại
địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng gồm các tài
liệu sau:
+ Đơn đăng ký hoạt động
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng
+ Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên hợp danh,
công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng
(nếu có).
Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng: văn phòng công chứng
phải đăng báo trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên
tiếp về: Tên gọi Văn phòng công chứng, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
Họ tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại văn phòng công
chứng; số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động
và ngày bắt đầu hoạt động.
Như vậy, để thành lập văn phòng công chứng bên cạnh việc phải
đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về công chứng thì
còn phải thực hiện thủ tục đề nghị thành lập theo quy định của pháp luật nêu
trên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về "Thủ tục thành lập Văn phòng công
chứng”.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!