Trang chủ / Tư vấn khác / Tư vấn khác

Điều kiện, thủ tục công nhận địa điểm du lịch

Thứ 5, 18/04/19 lúc 10:58.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật du lịch năm 2017;

- Nghị  định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.

2. Nội dung tư vấn

a. Điều kiện công nhận địa điểm du lịch

Theo điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định điều kiện công nhận là địa điểm du lịch được quy định như sau:

- Có tài nguyên, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực

- Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch như sau:

+ Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi

+ Có điện, nước sạch

+  Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về địa điểm du lịch

+ Có dịch vụ ăn uống, mua sắm

- Đáp ứng về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sau đây:

+ Có bộ phận bảo vệ trực 24h/ngày

+ Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch

+ Có hình thức tiếp nhận và giải quyết  kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch

+ Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm

+ Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường

+ Áp dụng các biện pháp hòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật

Như vậy, một địa điểm để có thể được công nhận là địa điểm du lịch thì cần đáp  ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên.

b. Hồ sơ đề nghị công nhận địa điểm du lịch

Bên cạnh việc phải đáp ứng các điều kiện đối với địa điểm điểm du lịch thì để có thể được công nhận là địa điểm du lịch cần phải có hồ sơ đề nghị công nhận địa điểm du lịch theo quy định tại khoản 1 điều 24 Luật du lịch 2017.

Theo khoản 1 điều 24 hồ sơ đề nghị công nhận địa điểm du lịch gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị công nhận địa điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

- Bản  thuyết minh về điều kiện công nhận địa điểm du lịch: Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định; Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách du lịch; đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

c.  Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận địa điểm du lịch

Theo quy định tại khoản 2 điều 24 Luật du lịch quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận địa điểm du lịch như sau:

- Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý địa điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (gọi chung là cơ quan chuyên môn du lịch cấp tỉnh) nơi có địa điểm du lịch

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình UBND cấp tỉnh

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, UBND cấp tỉnh quyết định công nhận địa điểm du lịch.

Trong trường hợp từ chối công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, để được công nhận địa điểm du lịch thì địa điểm du lịch phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch và tổ chức, cá nhân sở hữu quản lý địa điểm phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về du lịch nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về "Điều kiện, thủ tục công nhận địa điểm du lịch”.

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net 

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
Dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C D mới nhất Trước năm 2022, trang thiết bị y tế nhóm C,D không bắt buộc phải đăng ký lưu hành mà có thể xin giấy phép nhập khẩu hoặc công khai phân loại đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải phê duyệt cấp phép nhập khẩu. Từ 01/01/2022 nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D phải đăng ký lưu hành. Tuy tại điều khoản chuyển tiếp một số trang thiết bị y tế được phép tiếp tục nhập khẩu đến 31/12/2022, nhưng do tính chất đặc thù của trang thiết bị y tế, một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu buộc phải có số lưu hành trang thiết bị y tế để thông quan hàng hóa. Cùng Khánh An tìm hiểu dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D trong bài viết sau:
THỦ TỤC CẤP SỐ LƯU HÀNH KHẨN CẤP CHO MÁY X-QUANG DI ĐỘNG NHANH CHÓNG UY TÍN THEO QUY ĐỊNH CẬP NHẬP MỚI NHẤT BỘ Y TẾ Máy chụp X quang di động là thiết bị chụp X quang với nhiều tiện ích và ưu điểm vượt trội. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trong y học các dòng máy chụp X quang di động ngày càng được cải tiến giúp mang lại nhiều tiện ích trong việc chuẩn đoán hình ảnh.
Thủ tục nhập khẩu Test Nhanh Covid 19 Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể do cơ thể sinh ra để chống lại virut. Test nhanh covid 19 phát hiện kháng nguyên covid 19 hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi để sàng lọc diện rộng nhằm phát hiện covid 19.
Dịch vụ xin Giấy phép nhập khẩu Test Covid sử dụng với máy PCR Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus. Test phát hiện kháng nguyên virus SarS-CoV-2 là gì? Kit xét nghiệm đa chỉ tiêu SARS-CoV-2 RT-PCR là hóa chất chuẩn đoán dùng trong xét nghiệm định tính RNA từ vi-rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-Time RT-PCR từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên như mẫu phết dịch mũi họng và mẫu phết dịch hầu họng.
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894