Trang chủ / Khách hàng

Kinh doanh ngành nghề mua bán, môi giới mua bán nợ

Thứ 3, 14/09/21 lúc 11:34.
Kinh doanh nghành nghề mua bán, môi giới mua bán nợ có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

1. Căn cứ pháp lý.


- Nghị định 69/2016/NĐ-CP về Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật đầu tư

2. Những quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh mua bán nợ.


- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 01/01/2021 vê điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì Mua bán nợ được hiểu là:

"Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.

- Theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 01/01/2021 vê điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ như sau:

"Điều 5. Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.

2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;

b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;

c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;

d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.

Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ

1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.

3. Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:

a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;

b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;

c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.

5. Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.

6. Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.”

      Tuy nhiên kể từ ngày 01/01/2021 sau khi Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực, luật đã lược bỏ ngành nghề mua bán nợ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Cũng tại, điểm đ khoản 2 Điều 131 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đầu tư:

"2. Các Nghị định, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành:

đ) Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;”

      Căn cứ theo những quy định nêu trên hiện nay Ngành nghề kinh doanh mua bán, môi giới mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Các tổ chức cá nhân có quyền đăng ký các ngành nghề nêu trên mà không cần tuân thủ quy định về vốn và người quản lý doanh nghiệp như trước ngày 01/01/2021.

Sự am hiểu pháp luật chính là yếu tố cần thiết giúp cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư tránh được những rủi ro không đáng có và giúp cho công ty phát triển ổn định lâu dài. Nếu có bất ký vướng mắc nào hoặc có nhu cầu thành lập công ty, đừng ngại ngần liên hệ với Khánh An để được tư vấn trực tiếp.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Mobile: 02466885821 - 0969877894

Web: Khanhanlaw.com 

Email: Info@khanhanlaw.net

Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý Khách.
Bài viết trước đó
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894