Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi là: Tôi đang có dự định kinh doanh rượu ngoại bằng cách nhập khẩu từ bên nước ngoài về. Thì không biết là điều kiện và thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay thì như thế nào. Thủ tục liệu có rắc rối lắm không?
Người gửi: Lê Toàn (Hà Nội)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lí
– Nghị định số 105/2017/NĐ – CP về kinh doanh rượu.
2. Giải đáp thắc mắc
a. Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu rượu
Khoản 1 Điều 30 Nghị định 105/2017/NĐ – CP quy định “Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.”
Như vậy pháp luật quy định chỉ Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu mới được phép nhập khẩu và sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Ngoài ra trong trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có ” Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp “. Doanh nghiệp có ” Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp” được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Rượu nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa và dán tem rượu theo quy định.
– Rượu nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ( đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật ) trước khi nhập khẩu.
– Rượu nhập khẩu phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
– Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 105 này thì thương nhân nhập khẩu rượu khi làm thủ tục sẽ không phải xuất trình thêm ” Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó” như so với Nghị định trước.
Thêm vào đó, Nghị định 105 có điều khoản quy định mới về việc nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Theo đó, doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu, được nhập khẩu rượu để thực hiện thủ tục cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với tổng dung tích không quá 03 lít trên một nhãn rượu. Rượu nhập khẩu trong trường hợp này không được bán trên thị trường
Như vậy, để có thể thực hiện hoạt động nhập khẩu rượu thì bạn sẽ cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu
b. Hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ- CP.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm kho hàng, địa điểm bán buôn, bán lẻ rượu và bán rượu tiêu dùng tại chỗ ( nếu có kinh doanh ) theo quy định.
– Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu của các thương nhân bán buôn rượu; bản sao. Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối của doanh nghiệp xin cấp phép.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
+ Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
+ Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và kho hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để có thể giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm :
– Thủ tục kinh doanh sản xuất rượu thủ công;
– Hồ sơ thủ tục và điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net