Câu hỏi:
Cho tôi hỏi là tôi có đầu tư 350 triệu vào một công ty. Tuy nhiên hiện tại do gia đình tôi đang gặp chút khó khăn về kinh tế nên tôi muốn rút lại số tiền mà mình đã góp thì không biết có những trường hợp nào có thể rút vốn.
Người gửi: Hương Lan ( Bắc Ninh)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lí
– Luật Doanh nghiệp năm 2014
2. Giải đáp thắc mắc
Do Bạn không nêu rõ loại hình Công ty của Bạn là Công ty gì nên chúng tôi sẽ chia ra các trường hợp :
– Trường hợp 1: Công ty mà Bạn đầu tư theo mô hình Công ty hợp danh
Trong trường hợp Bạn là thành viên hợp danh thì Bạn có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn. Chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. ( Khoản 2 Điều 180 Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Trong trường hợp Bạn là thành viên góp vốn của Công ty hợp danh thì Điều 182 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“Điều 182. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;”
Như vậy, nếu bạn là thành viên góp vốn thì rút vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
– Trường hợp 2: Công ty Bạn đầu tư là công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Đối với trường hợp này thì Bạn sẽ không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại Điều 52,53,54 và Điều 68 của Luật này ( Khoản 2 Điều 51). Như vậy trong trường hợp này Bạn có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình; chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định tại Điều 52. Điều 53
– Trường hợp 3: Công ty Bạn đầu tư là Công ty cổ phần.
Điều 115 quy định cổ đông phổ thông “không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra”
Như vậy nếu Bạn muốn rút vốn trong Công ty cổ phần Bạn có thể yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Thay đổi tỷ lệ vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên trong cùng chuyên mục tư vấn của chúng tôi.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO.Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.