Câu hỏi:
Bác tôi là nhà văn, bác tôi vừa hoàn thành một truyện ngắn thì mất do tai nạn giao thông.Vậy quyền tác giả đối với truyện ngắn nói trên có được tính là di sản thừa kế mà bác tôi để lại hay không? (bác tôi mất đột ngột, không để lại di chúc).
Người gửi: Anh Nhã ( Nam Định)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Anh đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Anh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn cụ thể như sau:
1.Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Dân Sự năm 2015;
– Luật Sở hữu trí tuệ năm bổ sung sửa đổi năm 2009.
2. Nội dung tư vấn:
Điều 612 BLDS năm 2015 quy định về Di sản như sau:
"Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Theo đó tài sản bao gồm:
Điều 105 BLDS năm 2015 quy định về tài sản:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
Đồng thời Quyền tài sản được quy định tại Điều 115 BLDS năm 2015 như sau:
"Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Như vậy quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được coi là di sản thừa kế của người chết.
Luật SHTT bssd năm 2009 quy định về quyền tác giả như sau:
"Điều 18. Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.”
Quyền tài sản bao gồm các quyền được quy định tại Điều 20 Luật SHTT sdbs năm 2009:
"a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Như vậy các quyền tài sản nói trên sẽ là di sản thừa kế do người chết để lại và được chia thừa kế.
Ngoài ra với mục đích để tác phẩm đến được với công chúng và thể hiện giá trị của tác phẩm , nội dung : "Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” trong quyền nhân thân thuộc quyền tác giả cũng được chuyển giao và được coi là quyền được thừa kế.
Điều này được quy định tại Điều 47 Luật SHTT sdbs năm 2009:
"2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.”
Vậy khi bác của anh mất, thì quyền tài sản đối với tác phẩm truyện ngắn do bác của anh sáng tác và nội dung công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm sẽ là di sản thừa kế và được chia theo quy định pháp luật về chia thừa kế. ( do bác mất đột ngột, không để lại di chúc).
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp xong câu hỏi của anh. Hy vọng phần nào giúp anh hiểu rõ hơn các quy định pháp luật và giải quyết vụ việc một cách hiệu quả, nhanh chóng,
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net.
Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.