Phá sản và giải thể doanh nghiệp là hai hình thức khác hẳn nhau nhưng lại rất dễ gây nhầm lẫn. Nhiều người vẫn cho rằng 2 hình thức này là như nhau đều là cùng chấm dứt hoạt động của một công ty. Chính vì vậy, trong bài viết này Công ty tư vấn Khánh An xin tư vấn cho các Bạn biết về sự khác nhau giữa phá sản và giải thể của doanh nghiệp
1. Căn cứ pháp lí
– Luật doanh nghiệp năm 2014;
– Luật phá sản năm 2014.
2. Nội dung tư vấn
Giải thể và phá sản tuy cùng dẫn đến một hậu quả pháp lí là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nhưng bản chất đây là hai thủ tục hoàn toàn khác nhau.
– Thứ nhất, về lý do :
+ Đối với giải thể, lí do để doanh nghiệp giải thể rộng hơn rất nhiều so với phá sản. Có thể là do doanh nghiệp đã kết thúc thời hạn của hợp đồng đã ghi trong Điều lệ mà không có sự gia hạn thêm hoặc là theo quyết định của chủ doanh nghiệp, của Hội đồng thành viên khi không muốn hoạt động nữa hoặc là bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…
+ Còn đối với phá sản thì lí do duy nhất để doanh nghiệp phá sản là khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Thứ hai, về thẩm quyền quyết định:
+ Giải thể: do chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu quyết định theo ý chí của mình hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định.
+ Phá sản: do Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản khi xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Thứ ba, về hậu quả pháp lí:
+ Giải thể: Doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động và sẽ bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh
+ Phá sản: Doanh nghiệp vẫn có thể phục hồi hoạt động kinh doanh khi có người nào đó mua lại doanh nghiệp, huy động được nguồn vốn, … và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.
– Thứ tư, về thủ tục thực hiện:
+ Đối với giải thể: Doanh nghiệp sẽ thực hiện theo thủ tục hành chính
+ Đối với phá sản: Doanh nghiệp tiến hành theo thủ tục tư pháp
– Thứ năm, về hạn chế quyền của chủ doanh nghiệp sau khi giải thể hoặc phá sản
+ Giải thể: Chủ doanh nghiệp, những người giữ chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp vẫn được tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
+ Phá sản: Chủ doanh nghiệp, giám đốc, những người giữ chức vụ quản lí điều hành doanh nghiệp không được quyền thành lập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định kể từ ngày có quyết định tuyên bố phá sản.
– Thứ sáu, về thứ tự phân chia tài sản
+ Giải thể: Doanh nghiệp sau khi thanh toán đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp thì phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần
Các khoản nợ được thanh toán theo thứ tự sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết
- Nợ thuế
- Các khoản nợ khác
+ Phá sản: Khi giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ
Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về sự khác nhau giữa giải thể và phá sản của doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để có thể giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.