Câu hỏi:
Hiện nay, mình đang là chủ sở hữu của công ty A, em gái mình là chủ sở hữu của công ty B. Nay muốn hợp nhất lại thành một và giữ nguyên tên là công ty A. Cả hai đều là công ty TNHH 1 tv. Bạn có thể tư vấn cho mình thủ tục như thế nào không? Cảm ơn Bạn.
Người gửi: Lê Thanh Tùng (Tuyên Quang).
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn luật của công ty Tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật doanh nghiệp năm 2014;
– Luật cạnh tranh năm 2004;
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp,
2. Giải đáp thắc mắc
Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp đều là những giải pháp để tập trung nguồn lực kinh tế, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật Việt Nam đã có quy định chi tiết về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều chủ thể nhầm lẫn giữa hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, cũng như không nắm rõ được thủ tục và hồ sơ để thực hiện.
Trước tiên, Bạn cần hiểu rõ thế nào là hợp nhất Doanh nghiệp:
Quy định tại khoản 2, điều 17 của Luật Cạnh tranh năm 2004:
“Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”
Như vậy, nếu Bạn tiến hành hợp nhất 02 doanh nghiệp là A và B thì kết quả của hợp nhất là hình thành một doanh nghiệp mới, còn A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại.
Trong trường hợp Bạn muốn giữ nguyên tên doanh nghiệp ban đầu là A nên chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn cho Bạn lựa chọn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1, luật cạnh tranh năm 2004 quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.”
Tại khoản 1, Điều 195, luật doanh nghiệp cũng có quy định: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Như vậy, sau sáp nhập toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty B chuyển sang Công ty A, đồng thời Công ty B chấm dứt sự tồn tại.
2.1. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
– Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
– Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ các trường hợp sau (Điều 18 và điều 18 của luật cạnh tranh 2004):
+ Doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;
+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
2.2. Hồ sơ, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
a.Thủ tục sáp nhập công ty:
Căn cứ khoản 2, điều 195, luật doanh nghiệp năm 2014:
– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập:
+ Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
- Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
- Phương án sử dụng lao động;
- Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;
- Thời hạn thực hiện sáp nhập;
– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập:
+ Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại;
+ Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
b. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập: Thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp và kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
– Hợp đồng sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập
Vậy, với những quan điểm tư vấn trên đây, chúng tôi hi vọng đã giải đáp được câu hỏi của bạn.
Ngoài ra, mọi vướng mắc về hồ sơ và thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An để được tư vấn chi tiết hơn và thực hiện thủ tục nhanh gọn, hiệu quả hơn.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin trên Website Khanhanlaw.com, chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.