"Xuất khẩu lao động” là cụm từ không còn xa lạ, đây là một
hoạt động kinh tế cung ứng lao động Việt Nam ra môi trường lao động nước ngoài
làm việc theo hợp đồng có thời hạn, đóng góp nhiều cho nền kinh tế Việt Nam
hiện nay. Do vậy, hiện nay Cơ quan Nhà nước đã liên tục sửa đổi, bổ sung các
Văn bản quy phạm pháp luật để hạn chế những trường hợp chưa thống nhất trong
công tác đào tạo và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài.
Vậy đối với trường hợp nào doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài? Hồ sơ, thủ tục đổi giấy phép ra sao? Khánh An sẽ tư vấn đến quý khách hàng nội dung liên quan đến những vấn đề này.
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 13 tháng 11 năm 2020
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng
2. Trường hợp nào Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Theo quy định điểm b, Khoản 1, Điều 74, Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Doanh nghiệp dịch vụ đã được cấp Giấy
phép theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng số 72/2006/QH11 và bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, b,
d, đ và e khoản 1 Điều 10 của Luật Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng thì có thể đề nghị đổi Giấy phép nếu có nhu cầu.
Hồ sơ
bao gồm:
- Văn bản đề nghị đổi Giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục
I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP;
- Báo cáo về việc đáp ứng điều kiện quy định tại các
điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định
112/2021/NĐ-CP;
- Bản chính Giấy phép còn hiệu lực đã được cấp theo quy
định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số
72/2006/QH11.
4. Thủ tục đổi Giấy phép hoạt động dịch vụ
đưa người đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng
thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, cấp đổi Giấy phép
cho doanh nghiệp dịch vụ. Trường hợp không cấp đổi Giấy phép, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là bài viết tư vấn của Khánh An liên quan đến những quy định về hồ sơ, thủ tục đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nếu quý khách hàng còn vấn đề vướng mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Xem chi tiết: Điều kiện đăng ký hoạt động
dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
"UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO” là những giá trị Khánh An mang tới cho các Quý
khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch
vụ tốt nhất.
Thông tin chi tiết
liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894.
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!