Tỉ lệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng ngày càng gia tang. Nắm bắt được xu hướng đó, các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây
gọi tắt là xuất khẩu lao động) cũng theo đó mà thành lập ngày càng nhiều.
Để có thể xin cấp phép kinh doanh đối với hoạt
động dịch vụ xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần nắm được những điều kiện và
các thủ tục pháp lý cần thiết. Bài viết dưới đây của Khánh An xin gửi tới Quý
khách hàng những thông tin về điều kiện, quy trình thủ tục và các lưu ý cần
biết khi thành lập công ty xuất khẩu lao động.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Người lao động Việt nam đi làm việc ở
ngước ngoài theo hợp đồng năm 2020
- Nghị định 112/ 2021/ NĐ-CP Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Người lao động Việt nam đi làm việc ở
ngước ngoài theo hợp đồng năm 2020
2. Điều kiện cấp Giấy
phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất
khẩu người lao động Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng những quy định sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ
sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của
Luật Đầu tư;
Thứ hai, doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng tại một ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam;
Thứ ba, doanh nghiệp có
người đại diện theo pháp luật Việt Nam bảo đảm các điều kiện:
(1) Là công dân Việt
Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc
dịch vụ việc làm;
(2) Không thuộc diện
đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Không có án tích về
một trong các tội:
- Tội xâm phạm an ninh
quốc gia;
- Các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
- Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản;
- Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản;
- Tội quảng cáo gian
dối;
- Tội lừa dối khách
hàng;
- Tội tổ chức, môi giới
cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép;
- Tội tổ chức, môi giới
cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
- Tội cưỡng ép người
khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
(3)
Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ tối
thiểu 8 người chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung hoạt động dịch vụ xuất
khẩu người lao động theo Điều 9 của Luật này và đáp ứng một trong các tiêu chí
dưới đây:
- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào
tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành
vi hoặc kinh doanh và quản lý;
- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên khác với các lĩnh vực
nêu trên và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc tại doanh nghiệp, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(4)
Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp
ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng;
(5)
Có trang thông tin điện tử.
3. Hồ sơ cấp Giấy phép
hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Doanh
nghiệp phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu lao động;
- Bản sao Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị
cấp giấy phép và giấy tờ chứng minh việc góp vốn theo quy định của Luật Doanh
nghiệp 2020;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng
lập;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo
pháp luật, chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập là cá nhân;
- Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, các
thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức 100% vốn Việt Nam;
- Bản gốc văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức
kèm theo bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
4. Trình tự, thủ tục xin
cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
Trình
tự đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm các bước:
Bước
1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ
đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động;
Bước
2: Giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo
quy định thì Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy
phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những
người có thẩm quyền sau:
- Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ
tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
- Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp;
- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc 02 trường hợp đã nêu
ở trên.
Trường hợp không cấp Giấy phép xuất khẩu lao động, Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản
cho doanh nghiệp.
Lệ phí cấp Giấy phép xuất khẩu lao động là 5 triệu
đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.
Tham khảo: Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Trên đây là toàn bộ tư
vấn của Khánh An liên quan đến Điều kiện kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nếu quý khách hàng còn vấn đề vướng
mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ
02466.885.821 hoặc 096.987.7894
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG –
HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mang tới cho các Quý khách hàng. Rất
mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.