THỦTỤC XIN GIẤY PHÉP THÀNHLẬP VÀ HOẠT ĐỘNG NHÀ TRẺ TƯ THỤC
Hiện nay mô hình nhà trẻtư thục khá phát triển và đóng vai trò hữu ích trong việc giải quyết vấn đề quátải của các trường công lập. Tuy nhiên, việc thành lập và hoạt động nhà trẻ tưthục buộc phải được cho phép. Vậy, trình tự thủ tục thực hiện xin quyết địnhcho phép thành lập và hoạt động của nhà trẻ tư thục được thực hiện như thế nào?
1/Căn cứ pháp lý
-Thôngtư số 13/2015/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tưthục;
-Vănbản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ban hành ngày 24/12/2015 của Bộ giáo dục và đào tạoquyết định ban hành điều lệ trường mầm non.
2/ Nội dung
Thủtục thực hiện xin quyết định cho phép thành lập và hoạt động nhà trẻ tư thục đượcthực hiện như sau:
Về thẩm quyền quyết định:Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT thì thẩm quyềnđược xác định như sau:
+ Chủ tịch UBND cấp huyện:quyết định cho phép thành lập;
+ Trưởng phòng giáo dụcvà đào tạo cấp huyện: cho phép hoạt động giáo dục
Về trình tự:
(1).Xin quyết định cho phép thành lập:
Bước1: Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ theo quy định tạiĐiểm a khoản 1 Điều 10 Văn bản hợp nhấtsố 04/VBHN – BGDĐT, Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ trình đềnghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhàtrẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lậpcần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiếnlàm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhàtrường, nhà trẻ;
- Đề án thànhlập nhà trường, nhà trẻ: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạchmạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ,chương trình và nội dunggiáo dục; đất đai, cơ sởvật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạtđộng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quyhoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trongtừng giai đoạn.
Trong đề áncần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảođảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xâydựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
- Có văn bảnvề chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyêntắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạndự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;
- Bản dự thảoquy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựngtrên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiếntrúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩndiện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Bước2: Nộp hồ sơ và xem xét hồ sơ
- Sau khi chuẩn bị xonghồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từngày nhận đủ hồ sơ hợplệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạovà các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thựctế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dungvà điều kiện quy địnhtại điểm a Khoản 1 của Điều này;
- Trong thờihạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phònggiáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan.
Bước3: Ra quyết định cho phép thành lập
Hết thời hạn xem xét hồ sơ, nếu đáp ứngđầy đủ các điều kiện quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyếtcho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủđiều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõlý do.
(2).Cấp phép hoạt động giáo dục:
Bước1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ xin cho phép hoạt độnggiáo dục bao gồm:
- Bản sao chứngthực Quyết định chophép thành lập nhà trường, nhà trẻ;
- Tờ trình đềnghị cho phép hoạt độnggiáo dục;
- Báo cáo chitiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báocáo cần làm rõ nhữngcông việc cụthể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất,thiết bị phục vụ hoạt độngnuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dụctrẻ em; đội ngũgiáo viên vàcán bộ quản lý,tàichính;
- Danh sáchđội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồnglàm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;
- Danh sáchcán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyênmôn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã đượcký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệuphục vụ cho việc thực hiện chương trình giáodục mầm non;
- Danh mục sốlượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiệnquy định;
- Văn bảnpháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tốithiểu 5 (năm) năm;
- Các văn bảnpháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảođảm tính hợp pháp và camkết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt độngthường xuyên của nhà trường, nhà trẻ saukhi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốntiếptheo để bảo đảmduy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắtđầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.
- Quy chế tổchức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.
Bước2: Nộp hồ sơ và xem xét hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đủ tài liệu theo quyđịnh, tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng giáo dục và đào tạo.
Phòng giáodục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt độnggiáo dục.
- Nếu hồ sơchưa đầy đủ tài liệu quy định thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa,bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định thì thông báo kế hoạchthẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trìphối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.
Bước3: Ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục/từ chối
-Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định thì Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết địnhcho phép hoạt động giáo dục;
-Nếu nhàtrường, nhà trẻ chưa đáp ứngđược các điềukiện quy định tại thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhàtrẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trên đây là tư vấn của Công ty TNHH Tư vấnKhánh An về thủ tục xin quyết định cho phép thành lập và hoạt động nhà trẻ tưthục. Liên hệ ngay với Khánh An để được tư vấn chi tiết về dịch vụ Xin giấyphép thành lập và hoạt động của nhà trẻ tư thục với chất lượng và giá cả ưuđãi!
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trịchúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là nhữngphản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hômnay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email:Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽliên hệ lại tới Bạn sớm nhất.