Ngàynay, việc mở quán cà phê đang là mô hình kinh doanh sinh lời nhỏ lẻ và phù hợpvới các đối tượng là cá nhân hay hộ gia đình. Tuy nhiên để mở kinh doanh quáncà phê nhỏ lẻ như vậy thì có cần phải đăng ký kinh doanh không? Sau đây, Côngty Khánh An xin làm rõ câu hỏi trên của quý khách hàng.
I,Căn cứ pháp lý
+Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thườngxuyên không phải đăng ký kinh doanh.
+Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảovệ quyền lợi người tiêu dùng.
II,Nội dung
a,Quy định chung
Mở quán cà phê, cửa hàng nhỏ là một trong những môhình kinh doanh mang tính chất cá nhân, hộ gia đình hoạt động thương mại tựmình hoặc có thuê nhân công thực hiện một hoặc một số hoạt động hay toàn bộ hoạtđộng được pháp luật cho phép.
Căn cứ vào điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thựchiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bánhàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưngkhông thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vềđăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định củaLuật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thươngmại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không cóđịa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồmcả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinhdoanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặckhông có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàngnước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từngchuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửachữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ kháccó hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khôngphải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địađiểm cố định.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc mở quán cà phê là kinh doanhcố định, có đặt biển hiệu, mua bán và trao đổi hàng hóa một cách thường xuyên,ổn định thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thì có rất nhiều quán cà phê mởra không có đăng ký kinh doanh bởi lẽ còn nhiều người chưa nắm rõ quy định củapháp luật nên không thực hiện mà chỉ quán tâm đến việc tìm địa điểm, vị tríthích hợp, giá cả…cho cửa hàng và cũng bởi lẽ các cơ quan chức năng chưa xử lýhết các trường hợp vi phạm cho nên nhiều người vẫn không biết mình đang viphạm.
b, Hậu quả pháp lý
Căn cứ theo khoản 2 điều 6 nghị định 124/2015/NĐ-CP
"Điều 6: Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến3.000.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinhdoanh mà không có Giấy chứng nận đăng ký kinh doanh theo quy định.”
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của Công ty Khánh An về thắcmắc nêu trên.
Quýkhách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, Hãy liên hệ ngaycho chúng tôi để được NHẬNTƯ VẤN MIỄN PHÍ quasố Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: Info@Khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới chocác Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đãmang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!