Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ nước ngoài đã trở thành lực chọn của nhiều cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý liên quan đến việc vay quốc tế là điều không đơn giản. Một trong những vấn đề thường gặp phải đó là hậu quả pháp lý khi không đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định pháp luật. Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về hậu quả pháp lý khi không đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
I. Cơ sở pháp lý
- Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017;
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP
- Thông tư 12/2022/TT-NHNN
- Thông tư 39/2016/TT-NHNN
- Thông tư 08/2023/TT-NHNN
- Thông tư 19/2024/TT-NHNN
II. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không đăng ký khoản vay nước ngoài
1. Mức phạt đối với trường hợp không đăng ký khoản vay nước ngoài
Theo điểm g Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
"3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp thuận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh; đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời; đăng ký hạn mức nhận uỷ thác; đăng ký hạn mức nhận uỷ thác tạm thời và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác; thủ tục hành chính đối với trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khác."
Lưu ý tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt và hình thức phạt tiền thì mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, từ những quy định trên có thể thấy đối với cá nhân phạt không đăng ký khoản vay nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính, cụ thể là hành vi không đăng ký khoản vay nước ngoài bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vậy mức phạt đối với tổ chức có thể từ 40 triệu đến 60 triệu đồng theo quy định trên.
2. Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài là:
- Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương);
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương)
3. Các trường hợp phải đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước
Căn cứ Điều 11 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 19/2024/TT-NHNN, cụ thể bao gồm:
- Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài, trừ khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm;
- Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc, bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì phải đăng ký khoản vay nước ngoài với ngân hàng nhà nước.
Bài viết tham khảo: Thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang lại cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.