Ngày 17/6/2020, tại phiên thảo luận tập trung ở hội trường, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 90,68% đại biểu tán thành. Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2021. Luật bao gồm 10 chương và 219 điều, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp. Và không đề cập tới hộ kinh doanh trong bộ luật này. Để bạn có thể hiểu rõ hơn một số điểm mới này là gì? Bài viết dưới đây nêu lên một số điểm mới nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật doanh nghiệp 2014
Ngoài 06 nhóm ngành nghề được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp 2020 quy định thêm một loại đối tượng nữa không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Cụ thể quy định tại điểm G điều 17 Luật sửa
đổi: "Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Như vậy kể từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Theo khoản 2 điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: "Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ "Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ "Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ "Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.” (Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành chỉ áp dụng với Chi nhánh và Văn phòng đại diện)
Luật doanh nghiệp hiện hành bắt buộc doanh
nghiệp phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công
khai lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi sử dụng con
dấu.( Theo khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp 2014 )
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2021, Doanh nghiệp
không cần thông báo nữa, mà tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội
dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu
dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Và việc
quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế
do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp
có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của
pháp luật.
Ta có thể thấy đây là điểm "Mở” đối với doanh nghiệp, giảm bớt được thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và sử dụng tốt con dấu của mình.
Khoản 8 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy
định như sau: "Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.”
Thay vì để tỷ lệ vốn điều lệ doanh nghiệp
nhà nước là 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ, Luật sửa đổi có quy định mới về
tỷ lệ vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp nhà nước là 50%. Có thể
thấy đây là cơ hội lớn cho các cá nhân, tổ chức muốn đầu tư vào doanh nghiệp
nhà nước.
Điều 88 Luật doanh nghiệp 2020 quy định
như sau:
"1. Doanh nghiệp nhà nước
được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ
doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập
đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong
nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế,
công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công
ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.”
Luật doanh nghiệp hiện hành quy định: "Cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời
hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty có các quyền sau đây:
a) Đề cử người vào Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát;
b) Xem xét và trích lục
sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm
và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm
soát;
c) Yêu cầu triệu tập họp
Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Yêu cầu Ban kiểm
soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của
công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa
chỉ thường trú, quốctịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa
chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp
đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng
cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ
phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra.
Từ năm 2021, chỉ cần sở hữu từ 05% cổ phần
phổ thông trở lên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông đã có các quyền như trên, trừ quyền
đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty theo quy định của
pháp luật.
Điểm mới này khá thú vị, trao nhiều quyền hơn cho cổ đông hoặc nhóm cổ đông có phần trăm sở hữu cổ phần phổ thông thấp và không liên tục.
Theo quy định hiện hành, Doanh nghiệp có
quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời
hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất
15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng
trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. (Điều
200 Luật Doanh nghiệp 2014).
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp
phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày
làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
đã thông báo.
Theo đó có thể thấy, thời hạn thông báo tạm
ngừng kinh doanh đã được rút ngắn từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc trước
ngày tạm ngừng kinh doanh.
Quý khách hàng vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết
và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý
khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động
lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng
tôi qua Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:
info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin
qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn sớm nhất.