Theoquy định của pháp luật về thành lập công ty, ngành nghề đăng ký kinh doanh khiđăng ký phải được mã hóa theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Vậy, cáchmã hóa như thế nào và dựa vào đâu để mã hóa khi thành lập công ty?
Quabài viết này, chúng tôi mong rằng có thể mang đến những thông tin cơ bản, chitiết về việc mã hóa ngành, nghề kinh doanh theo pháp luật hiện nay, cụ thể nhưsau:
1. Căncứ pháp lý
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanhnghiệp;
- Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thốngngành kinh tế Việt Nam.
2. Nộidung tư vấn
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định78/2015/NĐ-CP thì:
· Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khithông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổisang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của ViệtNam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp,Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sangGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vậy, ngành kinh tế cấp bốn là gì? Ngànhnghề kinh tế cấp bốn được quy định trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Namban hành trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế ViệtNam. Mã ngành cấp bốn là mã ngành có 04 chữ số.
Ví dụ: Trong Hệ thống ngành, nghềkinh tế Việt Nam ghi như sau:
A: NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN: là mã ngành cấp 1, được mã hóatheo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
01: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan: là mã ngành cấp 2,được mã hóa bằng hai chữ số.
011: Trồng cây hàng năm: là mã ngành cấp 3, được mã hóa bằng ba chữ số.
0111: Trồng lúa: là mã ngành cấp 4, được mã hóa bằng bốn chữ số.
01181: Trồng rau các loại: là mã ngành cấp 5, được mã hóa bằng năm chữ số.
Tuy nhiên, chế định về mã hóa ngànhnghề cũng gây một số bất lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinhdoanh, đặc biệt là những ngành nghề không có trong hệ thống ngành nghề kinh tếViệt Nam. Ở những trường hợp ngành nghề đặc biệt sẽ được xử lý như sau:
- Đối với những ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thìngành, nghề kinh doanh được quy định theo ngành, nghề quy định tại các văn bảnquy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanhkhông có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành,nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanhkhông có trong Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tạicác văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghinhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanhnghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báocho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanhmới.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăngký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành, nghề kinh doanh cấp bốn thì doanhnghiệp lựa chọn một ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành nghề kinh tếViệt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dướingành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệpphù hợp với ngành nghề cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành nghề kinhdoanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
Trên đây là nội dung tư vấn củachúng tôi Cách mã hóa ngành nghề. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệtrực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗtrợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UYTÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lạinhững giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh Anphát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ cho chúng tôi quaHotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: info@khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua WebsiteKhanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn sớm nhất.