QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Bộ
luật số: 45/2019/QH14
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019
|
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao
động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động,
tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao
động trong quan hệ lao động
và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước
về lao động.
1. Người lao động, người học nghề, người
tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc
cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát
của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao
động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật
này.
2. Người sử dụng lao động là doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người
sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại
một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập
thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người
lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao
động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người sử dụng
lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã
hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao
động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Quan hệ
lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao
động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của
họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao độnglà hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc
nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng
hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia
nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác
động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất
phát từ yêu cầu đặc thù của
công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn
thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với
người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.
Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa
thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Điều 4. Chính sách
của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm
cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về
lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng,
văn minh và nâng cao trách
nhiệm xã hội.
Quý khách hàng có thể xem đầy đủ Bộ luật lao động 2019: Tại đây.