Học nghề, tập nghề đóng một vai trò rất quan trọng đối với
người lao động. Vậy học nghề, tập nghề được quy định như thế nào theo pháp luật
hiện hành?
I. Căn cứ
pháp luật
Bộ luật lao động năm 2019;
Luật việc làm năm 2013;
Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
Và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. Quy định
về đào tạo nghề cho người lao động
1. Học
nghề, tập nghề là gì
Theo Điều 61 Bộ luật Lao động
năm 2019:
Học nghề để làm việc cho người
sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề
nghiệp tại nơi làm việc.
Tập nghề để làm việc cho người
sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực
hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.
Học nghề và tập nghề có nhiều
nét tương đồng nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Điểm khác biệt đặc trưng của học
nghề, tập nghề là nội dung hướng dẫn, đào tạo mà người sử dụng lao động thực hiện.
Với học nghề, người lao động sẽ
được đào tạo kiến thức nghề nghiệp bao gồm cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng
thực hành. Nhưng với tập nghề, người sử dụng lao động sẽ chỉ tập trung hướng dẫn
người lao động thực hành công việc chứ không dạy lý thuyết.
2. Ai
có thể học nghề, tập nghề
Bất cứ người nào đủ 14 tuổi trở
lên đều có thể trở thành người học nghề hoặc người tập nghề, với điều kiện người
đó có sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của ngành nghề đào tạo.
Trường hợp đặc biệt:
Đối với các nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm: Người đó phải đủ 18 tuổi trở lên. Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hiện nay được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Lĩnh vực nghệ thuật, thể dục,
thể thao: Có thể nhỏ hơn 14 tuổi nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn
về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian học nghề, tập nghề
Thời gian tập nghề: Không quá
03 tháng
Thời gian học nghề: Theo
chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề
nghiệp.
4. Quyền
và Trách nhiệm của công ty khi tuyển người học nghề, tập nghề
Không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
Không được thu học phí;
Phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục
nghề nghiệp;
Trong trường hợp người học nghề hoặc tập nghề trực tiếp hoặc
tham gia lao động thì công ty trả lương theo mức mà hai bên đã thoả thuận.
Người tốt nghiệp các khóa đào
tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho
người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường
hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
5. Hợp đồng đào tạo khi học nghề,
tập nghề
Hình thức hợp đồng: Lời nói hoặc
văn bản
Nội dung hợp đồng: Hợp đồng phải
có các nội dung sau:
-Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ
năng nghề đạt được;
- Địa điểm đào tạo;
- Thời gian hoàn thành khóa học;
- Mức học phí và phương thức
thanh toán học phí;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Thanh lý hợp đồng;
- Các thỏa thuận khác không
trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển
người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những
nội dung trên còn có các nội dung sau đây:
- Cam kết của người học về thời
hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về
việc sử dụng lao động sau khi học xong;
- Thỏa thuận về thời gian và mức
tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp
trong thời gian đào tạo.
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy
định nội bộ
Nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động năm 2023
Có được trừ tiền thưởng
của người lao động hay không?
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho
Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/