Bitcoin ngày càng phổ biến trên thế giới, mọi người kể cả không tham gia kiếm tiền trên mạng, không giao dịch online, không mua bán online,… cũng ít nhất vài lần nghe nói về bitcoin. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy định về bitcoin cũng như nắm được các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Sau đây, công ty Tư vấn Khánh An xin gửi đến bạn đọc một số thông tin tham khảo như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2012 Về thanh toán không dùng tiền mặt;
- Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 07 năm 2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP;
- Nghị định số 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 10 năm 2014 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Nội dung tư vấn
1. Khái niệm bitcoin
Bitcoin là một loại đồng tiền điện tử, tồn tại dưới dạng phần mềm, được phát hành lần đầu tiên năm 2009. Cụ thể, bitcoin có một số đặc trưng nổi bật bao gồm:
- Khi sử dụng không cần thông qua ngân hàng, bitcoin không chịu sự kiểm soát của ngân hàng hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Phí giao dịch thấp và mang tính ẩn danh tuyệt đối
- Số lượng quốc gia chấp nhận bitcoin là tiền tệ ngày càng tăng
- Giá trị bitcoin biến động theo tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới. Vì vậy, giá của bitcoin không ổn định. Điều này vừa là điểm thuận lợi để các chủ thể mua bán và hưởng lợi nhuận từ phần chênh lệch theo thời điểm, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro trong trường hợp có đối tượng tấn công sàn bitcoin.
2. Tính hợp pháp của việc sử dụng bitcoin tại Việt Nam
Thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới, bitcoin đã được người dân sử dụng thông qua một số giao dịch. Tuy nhiên, hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể điều chỉnh trực tiếp liên quan đến bitcoin nói riêng và các loại tiền ảo khác nói chung.
Tuy nhiên, tại Khoản 6,7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP có quy định:
"6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”
Thêm nữa, Khoản 6 Điều 6 Nghị định Nghị định 101/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định về một trong các hành vi bị cấm: "Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp”
Theo đó, bitcoin không được thừa nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, việc phát hành, cung ứng và sử dụng bitcoin làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.
3. Chế tài xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, trong đó có bitcoin sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Khoản 6 Điều 27 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thành toán không hợp pháp, trong đó có bitcoin, có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến bitcoin.
Mọi thông tin liên quan còn vướng mắc, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty tư vấn Khánh An để được tư vấn chi tiết.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.