Câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi, em đang muốn trở thành một công chứng viên thì em phải đáp ứng những điều kiện gì ạ?
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn luật của công ty Tư vấn Khánh An. Với vấn đề bạn đưa ra, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật công chứng năm 2014,
2. Điều kiện trở thành công chứng viên:
Theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng năm 2014, để trở thành Công chứng viên, Bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đạo đức tốt;
– Có bằng cử nhân Luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan tổ chức sau khi có bằng cử nhân Luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo hành nghề công chứng: Sau khi có bằng cử nhân Luật thì tham gia khóa đào tạo kéo dài 12 tháng tại Cơ sở đào tạo Nghề công chứng;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng:
– Đã có thời gian làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
– Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
– Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
– Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Những trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng kể trên phai tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
a. Quy định về tập sự hành nghề công chứng:
– Người Tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự hoặc đề nghị Sở tư pháp địa phương bố trí tập sự.
– Phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
– Thời gian tập sự là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng
– Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự;
b. Bổ nhiệm công chứng viên:
– Khi đáp ứng đủ các điều kiện kể trên, Gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
+ Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
+ Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
+ Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
c. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên:
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
– Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
– Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trên đây là nội dung tư vấn của Chúng tôi về thời gian, điều kiện để trở thành công chứng viên. Hi vọng những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc của Bạn. Chúc Bạn sớm trở thành một Công chứng viên trong tương lai.
Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net