Thành lập công ty ở
nước ngoài là một quá trình phức tạp và nhiều rủi ro tiềm ẩn. Với trên 7 năm
kinh nghiệm thành lập công ty FDI vốn Trung Quốc tại Việt Nam, Khánh An sẽ tổng
hợp một số sai lầm mà nhà đầu tư Trung Quốc thường gặp khi thành lập công ty
FDI tại Việt Nam.
Sai lầm thường gặp của nhà đầu tư Trung Quốc
khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam
Sai lầm
trong việc áp mã, chuyển đổi mục tiêu đầu tư (CPC) sang mã ngành nghề kinh
doanh (VSIC)
Nhà đầu tư thường mắc
sai lầm và gặp phải chính là việc áp mã mục tiêu đầu tư theo hệ thống phân loại
sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc (CPC) và mã ngành nghề kinh doanh (VSIC)
không đồng nhất và thường thiếu sót mã ngành nghề kinh doanh (VSIC), có nghĩa
là doanh nghiệp khi đăng ký mục tiêu đầu tư (mã CPC) nhưng khi mã hóa ngành nghề
kinh doanh (VSIC) lại không đầy đủ và khớp với mã mục tiêu đầu tư
Nhà đầu tư hiểu sai
mã mục tiêu đầu tư và mã ngành nghề dẫn đến việc khi chuyển đổi mã ngành từ CPC
sang VSIC bị sai mã ngành nghề dẫn đến việc khi hoạt động kinh doanh không đăng
ký đúng dẫn đến việc "áp mã một đằng, kinh doanh một nẻo”.
Sai lầm
không tìm hiểu ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngoài các ngành nghề
kinh doanh thông thường, ở Việt Nam có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các
điều kiện về ngành nghề kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành và
các văn bản hướng dẫn luật chuyên ngành.
Có những dự án đầu tư
mà nhà đầu tư muốn kinh doanh lại thuộc lĩnh vực Kinh doanh có điều kiện theo
quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị các phương án đầu tư
kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh. Nhưng sau khi xin cấp phép lại không đáp ứng
đủ các điều kiện để kinh doanh lĩnh vực đó, gây ra thiệt hại về tiền bạc và thời
gian cho Nhà đầu tư.
Sai lầm về góp vốn đầu tư
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài khi góp vốn đầu tư doanh nghiệp phải thông qua tài khoản
vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài việc mở Tài khoản Ngân hàng để thực hiện giao dịch,
thanh toán trong kinh doanh, Nhà đầu tư nước ngoài cần phải Mở tài khoản vốn đầu
tư trực tiếp để thông qua tài khoản vốn: Tiếp nhận vốn, vay, trả nợ của các khoản
vay nước ngoài ngắn, trung, dài hạn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.. Tuy
nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập ở Việt
Nam khi chuyển tiền góp vốn lại không mở Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mà chuyển
thẳng qua Tài khoản thanh toán của Công ty.
Nhà đầu tư góp vốn
quá thời hạn được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khiến doanh nghiệp
phải gia hạn thời gian góp vốn.
Sai lầm lựa chọn địa điểm thực hiện dự án
Địa điểm thực hiện dự
án đầu tư là một trong những vấn đề Nhà đầu tư cần quan tâm nhất. Khi lựa chọn địa điểm đầu tư, Nhà đầu tư thường mắc
sai lầm đối với việc thuê đất, thuê văn phòng của các dự án đầu tư nằm ngoài
khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp. Bên cho thuê không có đầy đủ giấy tờ
pháp lý dẫn đến cơ quan cấp phép đầu tư từ chối cấp phép. Lúc này, việc xử lý
các vấn đề liên quan đến Hợp đồng thuê địa điểm sẽ gây khó khăn cho Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư còn thường
mắc sai lầm trong việc đặt các dự án ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Nhà nước cũng đã có những quy hoạch và ưu đãi đầu
tư đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó
khăn. Tuy nhiên, Nhà đầu tư cần lựa chọn đúng địa điểm để thực hiện dự án đầu
tư đúng với mục tiêu sản xuất, kinh doanh đặt ra. Tránh việc đầu tư không phù hợp
do thiếu các yếu tố về nhân lực và vật lực dẫn đến không thể triển khai được dự
án đầu tư.
Nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập doanh
nghiệp
Hiện nay, Nhà đầu tư
nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên Chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận thành lập
doanh nghiệp là phổ biến. Việc nhờ người Việt Nam đứng tên thành lập doanh nghiệp
sẽ gặp phải các rủi ro sau:
Khi xảy ra tranh chấp
về quyền sở hữu trong công ty giữa Nhà đầu tư nước ngoài và người Việt Nam thì
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được pháp luật công nhận bởi các cơ quan nhà nước
chỉ công nhận quyền sở hữu của người đứng trên các giấy tờ hợp pháp của công
ty.
Nhà đầu tư nước ngoài
khi muốn quản lý công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại khi được Người
đại diện theo pháp luật ủy quyền (người Việt Nam). Do đó, trong trường hợp cá
nhân Việt Nam không ủy quyền cho Nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà đầu tư nước
ngoài sẽ rất khó quản lý công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại.
Việc nhà đầu tư nước
ngoài khi nhờ người Việt Nam đứng tên là việc làm trái pháp luật. Như vậy, các
giao dịch dân sự trong trường hợp này bị vô hiệu. Nên Nhà đầu tư không nên mắc
sai lầm khi nhờ người đứng tên.
Tham Khảo
Thành lập công ty FDI có vốn Trung Quốc tại Việt
Nam
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAO là những giá trị chúng tôi mang tới
cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho
Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/