Hiện nay pháp luật chưa có quy định riêng biệt, cụ thể về “Thưởng Tết” cho người lao động, nhưng ” Thưởng Tết ” cũng là một loại tiền thưởng nên việc thưởng Tết sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 về tiền thưởng. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng lao động có quy định cụ thể về “Thưởng Tết” hoặc quy chế thưởng được người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả “Thưởng Tết” cho người lao động. Nhưng trên thực tế, đã có những trường hợp Người sử dụng lao động tìm cách sa thải Người lao động trước Tết để trốn tránh việc “Thưởng Tết” . Đây là hành vi vi phạm trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, vì vậy Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có quy định để điều chỉnh vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Nội dung tư vấn
Người sử dụng lao động sa thải Người lao động để trách “Thưởng Tết” là hành vi sa thải người lao động trái pháp luật. Tại Điều 162 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có quy định điều chỉnh hành vi này, cụ thể như sau:
“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
1.Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, Mức phạt cao nhất đối với hành vi sa thải người lao động trái pháp luật là đến 03 năm tù (cụ thể là sa thải người lao động để tránh thưởng Tết). Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Quy định này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, vì vậy các Tổ chức, cá nhân cần lưu ý để thực hiện cho đúng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mức phạt đối với hành vi sa thải Người lao động trái pháp luật“. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net