Ngày
nay, với sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hoá, hoạt động giao thương giữa
các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, xuất nhập khẩu đóng vai trò
vô cùng quan trong. Vì vậy, ngành xuất nhập khẩu đang ngày càng trở nên phổ biến
và thu hút nhiều sự chú ý. Cùng với đó, các doanh nghiệp hoạt động về ngành này
cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm. Doanh nghiệp chế xuất là một trong số
đó. Vậy, doanh nghiệp chế xuất là gì? Để thành lập doanh nghiệp chế xuất cần
chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ như thế nào? Thông qua bài viết này, Khánh An
mong rằng sẽ cung cấp được những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về doanh
nghiệp chế xuất theo quy định của pháp luật hiện hành đến Quý khách hàng.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật
Doanh nghiệp 2020
- Nghị
định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 về Quy định về quản lý khu công
nghiệp và khu kinh tế
- Nghị
định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về Đăng ký doanh nghiệp
-
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 về Hướng dẫn đăng ký doanh
nghiệp
II. DOANH NGHIỆP CHẾ SUẤT EPE LÀ GÌ?
1. Định
nghĩa
Doanh
nghiệp chế xuất (Export Processing Enterprise, viết tẳt là EPE) được định nghĩa
theo Khoản 21 Điều 2 Nghị định Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh
tế số 35/2022/NĐ-CP như sau: "Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện
hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.”
Hoạt động
chế xuất là những hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ưng dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Vậy nên, có thể hiểu doanh
nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện những hoạt động chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
2. Điều
kiện thành lập
- Về hàng
hoá kinh doanh: hàng hoá sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài
- Về địa
điểm hoạt động: doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp
thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng, có cổng, cửa ra vào như: có hàng
rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài, có cổng cửa ra vào bảo đảm việc đưa
hàng hoá ra vào,…
- Phải
bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và
các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế
quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Phải
được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm
tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
III. HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT
Theo
quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế xuất bao gồm
những giấy tờ sau:
- Giấy
đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Điều
lệ công ty
- Danh
sách cổ đông/thành viên sáng lập doanh nghiệp
- Bản
sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy
tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, cổ đông/thành
viên/nhà đầu tư sáng lập ra công ty là cá nhân
+ Giấy
tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông/thành viên/nhà đầu tư nước ngoài là tổ
chức
+ Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bản
cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy
định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bước
1: Chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu cần có trong bộ hồ sơ thành lập doanh
nghiệp
Bước
2: Nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
Bước
3: Sau khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải đăng công bố công khai về thành lập doanh nghiệp
trên Cổng thông tin quốc gia
Bước
4: Khắc dấu và công bố dấu mẫu
- Tư vấn
về loại hình doanh nghiệp, hồ sơ, thủ tục, cơ cấu của công y
- Soạn
thảo, nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế xuất lên các cơ quan thẩm quyền
- Theo
dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo đến khách hàng
- Nhận
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền
- Nộp
hồ sơ đăng ký khắc dấu công ty
- Tư vấn,
hỗ trợ các dịch vụ sau thành lập doanh nghiệp như kê khai thuế môn bài, hoá đơn
điện tử, kê khai thuế theo quý,…