Trang chủ / Bài viết tư vấn

Những điều doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Thứ 5, 26/03/20 lúc 14:45.

Thủ tục đăng ký kinh doanh đã xác nhận sự ra đời của doanh nghiệp trên giấy tờ. Tuy nhiên sau khi đăng ký kinh doanh, các nhà quản lý doanh nghiệp còn phải tiến hành các thủ tục sau khi thành lập, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của công ty sau này. Nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những vấn đề pháp lý phức tạp và đi vào hoạt động một cách hiệu quả lâu dài. Dưới đây là bàn viết tư vấn của Khánh An Law về những điều doanh nghiệp cần biết sau khi thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn: 

1. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo sử dụng số tài khoản ngân hàng 
Doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng uy tín để đăng ký mở tài khoản ngân hàng của công ty.

- Một số ngân hàng yêu cầu phải có chữ ký của kế toán trưởng nên trường hợp này phải có kế toán trưởng của công ty đi cùng.

- Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo số tài khoản lên sở kế hoạch và đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày mở.

- Hình thức:
+ Do người đại diện theo pháp luật trực tiếp tiến hành tại ngân hàng;
Nộp hồ sơ qua mạng điên tử tại trang cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nhận kết quả tại Sở KH & ĐT
- Mục đích: 
+ Để nộp thuế bằng phương thức điện tử
+ Để được coi là chi phí được khấu trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đầu vào thì những giao dịch trên 20 triệu dồng của công ty cần phải thực hiện qua giao dịch chuyển khoản của ngân hàng.
+ Nếu doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn, bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KH&ĐT thì mới có thể làm việc với cơ quan thuế.
+ Được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Chế tài trong trường hợp không thực hiện: 
+ Không kê khai nộp thuế điện tử và làm việc được với cơ quan thuế nếu doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn và thực hiện các thủ tục khai thuế sau này
+ Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng trên sở kế hoạch đầu tư có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 5.000.000 đồng (Điều 31, Nghị định 50/2016/NĐ-CP)
2. Mua thiết bị chữ ký số 
- Doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số uy tín
- Mục đích : Để đăng nộp thuế điện tử và Báo cáo thuế qua mạng
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện: Không kê khai nộp thuế điện tử và làm việc được với cơ quan thuế nếu doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn và thực hiện các thủ tục báo cáo thuế sau này.
3. Đăng ký nộp thuế điện tử
- Nộp thuế điện tử là dịch vụ cho phép người nộp thuế lập giấy nộp tiền (GNT) vào ngân sách nhà nước trực tiếp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế không mất phí và được ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.
- Mục đích:

+ Hầu hết các cơ quan thuế hiện nay đều yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế điện tử.

+ Doanh nghiệp chủ động, không mất thời gian đi lại khi nộp thuế điện tử.
- Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện 

+ Không kê khai nộp thuế điện tử và làm việc được với cơ quan thuế nếu doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn và thực hiện các thủ tục báo cáo thuế sau này.

+ Mất thời gian trực tiếp nộp vào kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng, cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

4. Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì từ ngày 1/11/2018 công ty mới thành lập phải sử dụng hóa đơn điện tử.

– Công ty liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử để ký kết hợp đồng về việc sử dụng phần mềm xuất hóa đơn điện tử, thiết kế mẫu hóa đơn …. Sau khi doanh nghiệp duyệt market, nhà in sẽ thiết lập hồ sơ và hóa đơn mẫu.

– Công ty Lập và nộp Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử + hóa đơn mẫu bằng phương thức điện tử. Tuy nhiên, có chi cục thuế yêu cầu nộp bản cứng mà không nộp qua mạng. Doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện.

– Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.

5. Nộp tờ khai và nộp lệ phí  môn bài
- Sau khi có thiết bị chữ ký số, doanh nghiệp có thể nộp tờ khai và thuế môn bài qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký;
- Việc nộp thuế môn bài là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp mới thành lập
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai môn bài  chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống và 3.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.

- Chế tài trong trường hợp không thực hiện:
Mức phạt chậm nộp tờ khai lệ phí môn bài (Điều 9 TT 166/2013/TT-BTC): Nộp chậm từ 01 -90 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, phạt tiền từ 400.000- 5.000.000 đồng

+ Mức phạt chậm nộp tiền lệ phí môn bài ( TT 130/2016/TT-BTC): Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x số ngày chậm nộp.
- Hiện tại, đối với những doanh nghiệp thành lập trong năm 2020, sẽ được miễn lệ phí môn bài, chị tiết xem tại đây.
6. Làm biển hiệu và treo biển hiệu tại trụ sở công ty.

- Sau khi thành lập, công ty cần treo biển tại trụ sở công ty,  biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.

- Ngoài ra, Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng (điểm c, khoản 2 điều 34 NĐ 50/2016/NĐ-CP).

Trên đây là bài tư vấn của Khánh An cho Quý khách hàng về những thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ các thủ tục thành lập công ty và sau khi thành lập công ty có thể liên hệ ngay cho chúng tôi qua: Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Hoặc qua hòm thư điện tử: Email: Info@Khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894