Quyềnđối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mớido mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Hãycùng Khánh An tìm hiểu về thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng như điều kiệnbảo hộ đối với giống cây trồng, hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng và trình tựthực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ
2.Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luậtsở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng do Chính phủ ban hành ngày 15tháng 11 năm 2023
3.Quyết định số 4953/QĐ-BNN-TT về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới,thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lýcủa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2023.
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Điều kiện bảo hộ đối với giống cây trồng
Giốngcây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và pháttriển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, và có tên phùhợp. Cụ thể như sau:
Về tính mới của giống cây trồng
Giốngcây trồng được coi là có tính mới nếu: Vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạchcủa giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 củaLuật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằmmục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơnđăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu nămđối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây leo thân gỗ, bốn năm đối vớigiống cây trồng khác.
Về tính khác biệt của giống cây trồng
Giốngcây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng vớicác giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngàyưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Giống cây trồng được biết đến rộngrãi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Giống câytrồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụngmột cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơnđăng ký bảo hộ
- Giống câytrồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gianào
- Giống câytrồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giốngcây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối
Về tính đồng nhất của giống cây trồng
Giốngcây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về cáctính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một sốtính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.
Về tính ổn định của giống cây trồng
Giốngcây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giốngcây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổisau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giốngtheo chu kỳ.
Về tên của giống cây trồng
Têncủa giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó là có khả năng dễ dàng phânbiệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trongcùng một loài hoặc loài tương tự.
Têncủa giống cây trồng phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc giathành viên nào của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và quốc giacó ký kết thoả thuận với Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.
Têncủa giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
1)Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sựhình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó
2)Vi phạm đạo đức xã hội
3)Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó
4)Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả
5)Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhẫm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫnđịa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
6)Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
2. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Hồsơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng bao gồm:
1)Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu số 01 (ban hành kèm theo Nghị định79/2023/NĐ-CP)
2)Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02 (ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP)
3)Bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản ủy quyền đối với trường hợp nộpthông qua Tổ chức dịch vụ đại diện quyền.
4)Tối thiểu 03 ảnh chụp màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 03 tính trạngđặc trưng của giống đăng ký.
5)Bản sao có chứng thực Tài liệu chứng minh quyền đăng ký trường hợp người đăngký được chuyển giao quyền đăng ký hoặc được thừa kế, kế thừa (Hợp đồng chuyểngiao quyền đăng ký, văn bản thừa kế, kế thừa hoặc văn bản tương đương khác).Tài liệu chứng minh quốc tịch hoặc có thường trú hoặc cơ sở sản xuất kinh doanhtại một nước thành viên UPOV (tài liệu này được dịch ra tiếng Việt; bản dịch đượcchứng thực hoặc có xác nhận của Tổ chức dịch vụ đại diện quyền).
6)Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên gồm: bảnsao các tài liệu về Đơn đăng ký đầu tiên được cơ quan bảo hộ giống cây trồng tạiquốc gia nộp đơn đầu tiên xác nhận, mẫu hoặc bằng chứng xác nhận giống cây trồngở hai đơn là một, bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao, thừa kế, kế thừaquyền ưu tiên (nếu có). Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên này được cung cấptrong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ (tài liệu này được dịch ratiếng Việt; bản dịch được chứng thực hoặc có xác nhận của Tổ chức dịch vụ đạidiện quyền).
3. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổchức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc môi trường điện tửđến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của hồ sơ
- Trườnghợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lờingay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trườnghợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việckể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tínhđầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báobằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
-Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngàylàm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủtheo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Trongthời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn thẩm định hình thức Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.
- Trườnghợp Đơn đăng ký hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thôngbáo chấp nhận đơn theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này,trả kết quả cho người đăng ký, đăng tải thông báo trên Tạp chí Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo.
-Trường hợp Đơn đăng ký chưa hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônthông báo và nêu rõ lý do cho người đăng ký hoàn thiện. Trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày nhận được thông báo hoàn thiện Đơn, người đăng ký phải khắc phục cácthiếu sót và nộp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 07ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn thẩm định và ban hành Thông báo chấp nhận đơn theo điểm a khoản 2 Điềunày hoặc từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ lý do.
-Trường hợp Đơn đăng ký không hợp lệ hoặc người đăng ký không khắc phục các thiếusót trong thời hạn yêu cầu được xác định là không có nhu cầu tiếp tục nộp Đơn,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông báo từ chối chấp nhận Đơnvà nêu rõ lý do.
Bước4: Sau khi Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng đượcchấp nhận hợp lệ, khảo nghiệm DUS phải được tiến hành theo Tài liệu khảo nghiệmDUS. Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng chưa có Tài liệu khảo nghiệmDUS, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo chấp thuận đơn hợp lệ được banhành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tổ chức xây dựng Tài liệu hướng dẫn khảonghiệm DUS trong thời hạn 06 tháng.
Bước5: Thẩm định nội dung
Trongthời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS, đơn đăngký sẽ được tiến hành thẩm định nội dung.
Trườnghợp giống đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ, sẽ đươc ban hành Quyết định cấp Bằngbảo hộ giống cây trồng; công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn và Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trongthời hạn 60 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định.
Trườnghợp giống đăng ký không đáp ứng điều kiện bảo hộ, sẽ đươc ban hành thông báo bằngvăn bản về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và nêu rõ lý do, ấnđịnh thời hạn 30 ngày để khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từchối. Qua thời hạn trên mà không có ý kiến phản đối dự định từ chối một cáchxác đáng hoặc không khắc phục được các thiếu sót, sẽ ra thông báo từ chối cấp Bằngbảo hộ giống cây trồng. Trường hợp các thiếu sót được khắc phục hoặc có ý kiếnphản đối dự định từ chối một cách xác đáng, Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ đượccấp.
Tham khảo: Giống cây trồng là gì? Tại sao phải bảo hộ giống cây trồng?
Trên đây là Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Mọi vấn đề thắc mắc, Quý kháchhàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiếtvà hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng.Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực choKhánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòngliên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: 88 ToVinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web:Khanhanlaw.com
Email:Info@khanhanlaw.net
Rấthân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!