Hợp tác xã hiện nay đang có xu thế ngày càng phát triển nhanh chóng theo hướng nâng cao hiệu quả và hoạt động đa dạng ngành nghề trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên trong nền kinh tế với sự cạnh tranh gắt gao giữa các chủ thể kinh doanh đã có không ít hợp tác xã phải giải thể vì không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Việc giải thể hợp tác xã là một việc khá phức tạp, cần phải nhờ đến sự tư vấn trợ giúp pháp lý mới có thể thực hiện được, chính vì vậy trong bài viết này Công ty tư vấn Khánh An xin tư vấn cho các Quý khách hàng về hồ sơ thủ tục giải thể hợp tác xã.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật hợp tác xã năm 2012;
– Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã.
2.. Các trường hợp giải thể hợp tác xã
Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định có hai trường hợp giải thể hợp tác xã:
– Giải thể tự nguyện: Hợp tác xã giải thể tự nguyện trong trường hợp Đại hội thành viên quyết định việc tự nguyện giải thể hợp tác xã.
– Giải thể bắt buộc: Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã trong các trường hợp sau:
+ Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
+ Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
+ Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
+ Theo quyết định của Tòa án.
3. Trình tự thủ tục giải thể hợp tác xã
a. Giải thể tự nguyện
– Trình tự thực hiện: Hợp tác xã tiến hành trình tự như sau để giải thể:
+ Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;
+ Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên
+ Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.
– Hồ sơ giải thể gồm:
+ Thông báo về việc giải thể hợp tác xã;
+ Nghị quyết của đại hội thành viên về việc giải thể hợp tác xã;
+ Biên bản hoàn thành việc giải thể hợp tác xã;
+ Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của hợp tác xã;
+ Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu của hợp tác xã;
+ Giấy xác nhận của cơ quan đăng ký hợp tác xã về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;
+ Giấy biên nhận của cơ quan thông tin đại chúng về việc nhận đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã hoặc bản in 03 số báo liên tiếp đã đăng thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
b. Giải thể bắt buộc
– Trình tự thực hiện:
+ Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;
+ Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
+ Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể;
+ Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
– Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm:
+ Quyết định giải thể bắt buộc;
+ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
4. Thời hạn thực hiện
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hồ sơ thủ tục giải thể hợp tác xã. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất