Trang chủ / Tư vấn khác / Bài viết tư vấn

Đưa tiền cho cảnh sát giao thông có bị xử lý tội nhận hối lộ

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:36.

Câu hỏi:

Liên quan đến đoạn video clip được cho là ghi lại cảnh một số cán bộ, chiến sĩ CSGT của Hà Nội "làm luật” với người vi phạm đang lan truyển trên mạng, tôi băn khoăn liệu hành vi của những CSGT này có cấu thành tội nhận hối lộ và  người đưa tiền có phạm tội đưa hối lộ. Mong công ty giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Tuấn Nam ( Hà Nội)

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Công ty tư vấn Khánh An. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:



– Bộ luật Hình sự năm 2015;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Giải đáp thắc mắc:



Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội đưa hối lộ như sau:

"1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Qua clip ghi nhận hành vi nhận tiền từ người dân của CSGT để bỏ qua lỗi của người vi phạm giao thông thì thấy rằng đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu có đủ căn cứ để chứng minh các CSGT trong đoạn clip có hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để bỏ qua lỗi, không xử lý vi phạm, thì những cảnh sát này đã có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ theo quy định trên. Tùy vào tính chất của hành vi phạm tội và mức độ thiệt hại mà có thể bị phạt tù từ 2 năm tới tử hình.

Điều 364 quy định về tội đưa hối lộ như sau:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Đối với người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông đã có hành vi đưa tiền cho CSGT để được bỏ qua lỗi vi phạm, đã có dấu hiệu tội đưa hối lộ theo Điều 364 BLHS 2015. Nếu có căn cứ xác định người vi phạm đưa hối lộ cho CSGT có trị giá từ 2 triệu đồng thì sẽ bị xử lý về hình sự. Nếu việc đưa tiền có giá trị dưới 2 triệu đồng thì không cấu thành tội đưa hối lộ.

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và từ đủ 16 tuổi hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên. Tội đưa hối lộ được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ

Tuy nhiên, nếu người vi phạm bị ép buộc phải đưa hối lộ với trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

Trong trường hợp người vi phạm không chủ động ra trình diện và khai báo trước khi bị phát giác thì dù đưa hối lộ trị giá dưới 2 triệu đồng vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị đinh 167/2013; mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng về hành vi "Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.

Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 20 NĐ167/2013 như sau:

"3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.”

Như vậy không phải bất cứ hành vi đưa tiền cho CSGT đều sẽ cấu thành hành vi phạm tội đưa hối lộ. Tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính. Tuy nhiên đây là một trong những hành vi là nguyên nhân gây nên tệ nạn hối lộ. Hành vi này làm cho đội ngũ cán bộ cơ quan Nhà nước, tổ chức bị thoái hóa, biến chất và gây tác hại nhiều mặt đến việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy có những chế tài xử lý thích đáng để đẩy lùi tệ nạn này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.

 

 

 



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và tốc độ phát triển ấn tượng, đồng thời là một trong những thị trường kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu. Với dân số đông đảo và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nước này thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty tại Trung Quốc đòi hỏi phải nắm vững các quy định và thủ tục pháp lý đặc thù.
Thủ tục nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế năm 2023 Hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế là hóa chất có chứa các hoạt chất có tính khử khuẩn, diệt khuẩn, có mục đích duy nhất là khử khuẩn trang thiết bị tế, thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Vụ trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y Tế. Việc nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế khử khuẩn. Bạn đọc hãy cùng Khánh An tìm hiểu trong bài viết sau:
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid Test covid là trang thiết bị y tế thuộc loại sinh phẩm chuẩn đoán Invitro chuẩn đoán việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Cùng Khánh An tìm hiểu thủ tục nhập khẩu test covid theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết sau:
CẤP PHÉP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI TEST NHANH COVID-19 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Giá test nhanh nhập khẩu dao động trong khoảng giá khá rộng từ 80.000 VNĐ – 110.000 VNĐ / test do các chi phí cao về vận chuyển quốc tế, bảo quản, thuế quan, trong bối cảnh như vậy. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam thì test nhanh sản xuất trong nước đang dần có ưu thế về mặt giá trong bối cảnh cơ quan nhà nước đang tích cực thực hiện bình ổn giá test nhanh và thị trường test nhanh nhập khẩu đang dần bão hòa với gần 100 test nhanh nhập khẩu đã được cấp phép.
Phân biệt khuyến mại với chiết khấu thương mại Câu hỏi: Bạn ơi mình không hiểu chiết khấu với khuyến mại thì khác nhau chỗ nào? Bạn giải thích giúp mình với, để làm hai hình thức đó thì có phải đăng ký gì không? Người gửi: Bạn Nam Anh. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục
Quyền ly hôn và nuôi con khi chồng ngoại tình? Câu hỏi: Vợ chồng em kết hôn đã được 4 năm, hiện tại em có 2 đứa con. 1 đứa 3 tuổi rưỡi và một đứa mới được 8 tháng. Trong thời gian mà em ở cữ thì chồng em ngoại tình. Em đã bỏ qua 1 lần rồi nhưng vẫn tái lại. Em không
Làm sao để chứng minh 02 số Chứng minh thư nhân dân là của cùng 1 người? Câu hỏi: Chị có thay chứng minh thư, giờ trong sổ đỏ đất đai lại là số chứng minh cũ. Giờ có cách nào để chứng minh 2 số cmnd là 1 không? Cảm ơn em Người gửi: Chị Lê Trang Nội dung tư vấn: Cảm ơn Chị Trang đã gửi câu hỏi  tới chuyên
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Câu hỏi: Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cần phải đáp ứng điều kiện gì để hoạt động dịch vụ đòi nợ. Quy định của pháp luật có đang dự thảo thay đổi điểm nào có lợi không? Người gửi: Bạn Quyên. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894