Trang chủ / Bài viết tư vấn

Giải pháp hữu ích có được bảo hộ không?

Thứ 7, 05/09/20 lúc 10:15.

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH CÓ ĐƯỢC BẢO HỘ KHÔNG?

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế cũng như tầm quan trọng của khoa học công nghệ, nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện và ghi nhận sự lao động sáng tạo của cá nhân, tổ chức trong việc nghiên cứu phát triển công nghiệp. Theo đó, pháp luật nước ta đã ghi nhận việc bảo hộ những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình không đáp ứng đủ điều kiện để được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nhưng đáp ứng các điều kiện luật định dưới hình thức giải pháp hữu ích, mang lại nhiều tác động tích cực đối với việc phát triển công nghệ quốc gia.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Thông tư 13/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

2. Nội dung tư vấn

- Điều kiện bảo hộ:

Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:

+ Có tính mới: chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Việc đánh giá tính mới được thực hiện theo quy định tại điểm 25.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các điểm tương ứng được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 13/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung thông tư 01/2007/TT-BKHCN

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Đánh giá tính mới được thực hiện theo quy định tại điểm 25.4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các điểm tương ứng được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung thông tư 01/2007/TT-BKHCN

- Thời hạn bảo hộ:

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn (Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ) Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

- Thủ tục đăng ký bảo hộ:

+ Chủ đơn gửi hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích về Cục sở hữu công nghiệp.

Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý theo trình tự quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các điểm tương ứng được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 13/2016/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung thông tư 01/2007/TT-BKHCN:

+ Tiếp nhận đơn (điểm 12);

+ Thẩm định hình thức đơn (điểm 13);

+ Công bố đơn hợp lệ (điểm 14);

+ Thẩm định nội dung đơn (điểm 15);

+ Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ (điểm 18);

+ Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

                

 

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đượcNHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: info@khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị mà chúng tôi mang đến cho quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại những động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

 

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894