Trang chủ / Bài viết tư vấn

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thứ 6, 11/09/20 lúc 14:41.

XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hiện nay, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng gia tăng với đa dạng các hành vi và gây ra nhiều thiệt hại cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cho xã hội cũng như gây khó khăn trong việc quản lý của cơ quan chức năng. Do đó, để hạn chế tối đa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật đã đặt ra các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật này.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Nội dung tư vấn

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự.

- Xử phạt vi phạm hành chính:

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo; Phạt tiền (khoản 1 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009).

+ Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung tại khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ và các biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều này.

+ Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Xử lý bằng biện pháp dân sự:

+ Để yêu cầu áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm theo Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

+ Các biện pháp dân sự được Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 202 Luật này bao gồm:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

+ Nguyên tắc và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng theo Điều 204 và Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

+ Ngoài ra, trong những trường hợp cần thiết, cá nhân tổ chức cũng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có các nghĩa vụ tại Điều 208 Luật này.

- Xử lý hình sự:

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định rõ về hành vi cũng như mức xử lý đối với tội phạm xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226.

 

 

Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: info@khanhanlaw.net

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị mà chúng tôi mang đến cho quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại những động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!

 

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894