Tổ chức lại doanh nghiệp là việcchia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tuynhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể tiến hành được tất cả nhữngloại tổ chức lại trên. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tiến hành chuyển đổi loạihình chứ không thể thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập. Tại sao? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn những vấnđề này.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Bộ Luật Dân sự 2015.
2. Nội dung tư vấn
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanhnghiệp:
+ Chia, tách doanh nghiệp: Luật Doanhnghiệp 2014 tại Điều 192 và Điều 193 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần là các doanh nghiệp được tiến hành việc chia, tách doanh nghiệp,các trường hợp và thủ tục chia tách doanh nghiệp được tiến hành theo quy định tạinhững Điều này.
+ Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp: Phápluật doanh nghiệp hiện hành không quy định cụ thể các loại hình công ty nào đượcthực hiện việc hợp nhất, sáp nhập. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại các Điều 88,89 Bộ Luật Dân sự 2015 thì đối tượng có thể tiến hành việc hợp nhất, sáp nhậpdoanh nghiệp là pháp nhân.
Đồng thời, Điều 74 Bộ luật này quy địnhmột tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: được thành lậptheo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theoquy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhânkhác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quanhệ pháp luật một cách độc lập. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân theo Điều 183Luật Doanh nghiệp 2014 thì không được coi là pháp nhân.
=> Do đó, doanh nghiệp tư nhânkhông được thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 ghinhận các trường hợp: Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần(Điều 196); Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên (Điều 197); Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên (Điều 198); Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thànhcông ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 199).
=> Như vậy, doanh nghiệp tư nhânlà doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân và chỉ được tổ chức lại theo hình thứcchuyển đổi loại hình thành. Việc chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công tytrách nhiệm hữu hạn được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều199 Luật Doanh nghiệp 2014.
=> Sau khi chuyển đổi thành côngty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân có thể tiến hành chia, tách, hợpnhất, sáp nhập, chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các quy định pháp luậtnói trên.
Quý khách hàng có thắcmắc hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đượcNHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số hotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: info@khanhanlaw.net
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG -HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị màchúng tôi mang đến cho quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồirất tích cực đã mang lại những động lực cho Khánh An phát triển như ngày hômnay.
Trân trọng cảm ơn cácQuý khách hàng!
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.