Trang chủ / Tư vấn khác / Tư vấn khác

Thủ tục cấp phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền

Thứ 4, 10/07/24 lúc 07:33.

Hiện nay, đời sống tăng cao kèm theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được ưu tiên. Vì thế, việc mở các phòng khám chuyên khoa không còn xa lạ, kèm theo đó là các yêu cầu cung cấp dịch vụ xin giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa được gửi đến hòm thư tư vấn của Khánh An. Công ty chúng tôi xin được chia sẻ các thông tin về thủ tục cấp giấy phép hoạt động của phòng chẩn trị y học cổ truyền qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 năm 2009;
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;
  • Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

 

II. Điều kiện hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền

1. Điều kiện về cơ sở vật chất

Phòng chẩn trị y học cổ truyền cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phòng khám đặt tại một địa điểm cố định;
  • Đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và an toàn bức xạ;
  • Bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế tiếp tục sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ tiệt trùng lại hoặc hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;
  • Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.

Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

  • Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh;
  • Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.

 

2. Trang thiết bị y tế

Phòng chẩn trị y học cổ truyền cẩn phải đáp ứng các điều kiện sau về trang thiết bị y tế:

  • Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc: Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài; Có cân thuốc và phân chia các vị thuốc theo thang, giấy gói thuốc (không dùng giấy báo, giấy có chữ).
  • Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau: Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt; Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt; Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
  • Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

 

3. Nhân sự

- Phòng chẩn trị y học cổ truyền phải có một người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và người này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia 

 

- Nếu có các nhân sự khác tham gia khám, chữa bệnh tại phòng khám thì các nhân sự này cần phải có chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực theo đúng quy định pháp luật.
- Cần phải có 1 điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên
ngành điều dưỡng.

Lưu ý:

  • Đối với nhân sự có chứng chỉ hành nghề làm việc tại phòng khám, cần phải cập nhật kiến thức y khoa tối thiểu 48 tiết trong 2 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp phép.
  • Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh này không được đăng ký cùng thời gian làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh khác.
  • Một bác sỹ không thể cùng lúc làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của 2 phòng khám.

III. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Khánh An

Để thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng khám, Quý khách hàng cần cung cấp cho Khánh An các tài liệu sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
  2. Hồ sơ chứng minh địa điểm: Hợp đồng thuê địa điểm và bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  3. Hợp đồng xử lý rác thải y tế; bộ hồ sơ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
  4. Hồ sơ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật bao gồm: CCCD/CMND; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề; xác nhận kinh nghiệm 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc 54 tháng tham gia khám, chữa bệnh; chứng chỉ đào tạo 48 tiết và các chứng chỉ liên quan đến chuyên môn khác (nếu có).
  5. Hồ sơ của nhân sự khác (nếu có CCHN) bao gồm: CCCD/CMND; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề; xác nhận kinh nghiệm; chứng chỉ đào tạo 48 tiết và các chứng chỉ liên quan đến chuyên môn khác (nếu có).
  6. Hồ sơ của điều dưỡng không có CCHN bao gồm: CCCD/CMND; sơ yếu lí lịch và bằng cấp.
  7. Khánh An sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo các hồ sơ còn lại.

IV. Trình tự thủ tục, thời gian và lệ phí xin cấp phép hoạt động phòng khám

1. Trình tự, thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng khám

Để xin cấp phép hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyển là Sở y tế cấp tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở phòng khám;

Bước 2:

  • Nếu hồ sơ của quý khách chưa đáp ứng được yêu cầu Sở y tế sẽ ra văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ của quý khách đã đầy đủ theo quy định pháp luật, Sở y tế sẽ tổ chức đoàn thẩm định tại cơ sở phòng khám.

 

Bước 3: trường hợp phòng khám của quý khách đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất theo quy định, Sở y tế sẽ trả kết quả là Giấy chứng nhận phòng chẩn trị y học cổ truyền.

2. Thời gian xin cấp phép hoạt động phòng khám

Thời gian xin cấp phép hoạt động phòng khám là 45 ngày làm việc theo quy định pháp luật.

Thời gian để nộp hồ sơ sửa đổi bổ sung thông thường là 30 ngày.

3. Lệ phí xin cấp phép hoạt động phòng khám

Lệ phí xin cấp phép hoạt động phòng khám là 4.300.000 VNĐ, đóng phí tại ngày nộp hồ sơ xin cấp phép.

V. Dịch vụ Khánh An cung cấp đến quý khách hàng

Đối với thủ tục xin cấp phép hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền, Khánh An cam kết sẽ đồng hành cùng quý khách trọn gói bao gồm:

  1. Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động của phòng khám chuyên khoa dưới hình thức phòng chẩn trị y học cổ truyền.
  2. Hỗ trợ chuẩn bị và soạn thảo các hồ sơ, tài liệu cần thiết nhằm phục vụ cho việc thành lập và đăng ký hoạt động phòng khám.
  3. Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.
  4. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị cơ sở vật chất tiếp đón đoàn thẩm định.
  5. Nhận kết quả là Giấy phép hoạt động phòng chẩn trị y học học cổ truyền và bàn giao đến khách hàng.

Trên đây là tư vấn của Khánh An liên quan đến thủ tục cấp phép hoạt động phòng chẩn trị y học cổ truyền. Nếu khách hàng còn bất kì thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn sử dụng dịch vụ trọn gói, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí qua hotline 02466.921.821 – 0969877894 hoặc qua email Infor@khanhanlaw.net.

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
Dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C D mới nhất Trước năm 2022, trang thiết bị y tế nhóm C,D không bắt buộc phải đăng ký lưu hành mà có thể xin giấy phép nhập khẩu hoặc công khai phân loại đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải phê duyệt cấp phép nhập khẩu. Từ 01/01/2022 nghị định 98/2021/NĐ-CP có hiệu lực, đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D phải đăng ký lưu hành. Tuy tại điều khoản chuyển tiếp một số trang thiết bị y tế được phép tiếp tục nhập khẩu đến 31/12/2022, nhưng do tính chất đặc thù của trang thiết bị y tế, một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu buộc phải có số lưu hành trang thiết bị y tế để thông quan hàng hóa. Cùng Khánh An tìm hiểu dịch vụ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế nhóm C,D trong bài viết sau:
THỦ TỤC CẤP SỐ LƯU HÀNH KHẨN CẤP CHO MÁY X-QUANG DI ĐỘNG NHANH CHÓNG UY TÍN THEO QUY ĐỊNH CẬP NHẬP MỚI NHẤT BỘ Y TẾ Máy chụp X quang di động là thiết bị chụp X quang với nhiều tiện ích và ưu điểm vượt trội. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trong y học các dòng máy chụp X quang di động ngày càng được cải tiến giúp mang lại nhiều tiện ích trong việc chuẩn đoán hình ảnh.
Thủ tục nhập khẩu Test Nhanh Covid 19 Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể do cơ thể sinh ra để chống lại virut. Test nhanh covid 19 phát hiện kháng nguyên covid 19 hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi để sàng lọc diện rộng nhằm phát hiện covid 19.
Dịch vụ xin Giấy phép nhập khẩu Test Covid sử dụng với máy PCR Để xét nghiệm SARS-CoV-2, có 2 loại xét nghiệm thường dùng nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus. Test phát hiện kháng nguyên virus SarS-CoV-2 là gì? Kit xét nghiệm đa chỉ tiêu SARS-CoV-2 RT-PCR là hóa chất chuẩn đoán dùng trong xét nghiệm định tính RNA từ vi-rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-Time RT-PCR từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên như mẫu phết dịch mũi họng và mẫu phết dịch hầu họng.
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894