Việc chuyển nhượngnhãn hiệu trong bối cảnh ngày nay diễn ra ngày càng nhiều. Làm sao để việc chuyểnnhượng có hiệu lực pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những quy định liênquan đến việc chuyển nhượng nhãn hiệu theo quy định pháp luật .
I.Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệnăm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
Và các văn bảnkhác có liên quan.
II. Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Chuyển nhượng nhãnhiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho cánhân, tổ chức khác.
III. Điều kiện hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệuchỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượngquyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc củahàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãnhiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối vớingười có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
IV. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyểnnhượng phải có các nội dung sau:
Tên và địa chỉ đầyđủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá chuyển nhượng;
Quyền và nghĩa vụcủa bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Trên đây là nhữngnội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng chuyển nhượng theo quy định pháp luật.Ngoài những nội dung này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp vớitình hình thực tế của hai bên nhưng không được trái quy định pháp luật.
V. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng
Hợp đồng chuyểnnhượng phải được lập thành văn bản.
VI. Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyểnnhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
VII. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hồ sơ gồm nhữngtài liệu sau:
Tờ khai đăng kýtheo mẫu quy định;
Bản gốc hoặc bảnsao hợp lệ hợp đồng;
Bản gốc văn bằng bảohộ nhãn hiệu;
Văn bản đồng ý củacác đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủsở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
Chứng từ nộp phí,lệ phí;
Giấy uỷ quyền nếunộp hồ sơ thông qua đại diện.
VIII. Quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Ký hợpđồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Sau khi bên chuyểnnhượng và bên nhận chuyển nhượng thống nhất được nội dung hợp đồng chuyển nhượng,hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bằng văn bản.
Bước 2: Đăngký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ
Bên chuyển nhượngnộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cục Sở hữu trí tuệ
Bước 3: Cục Sởhữu trí tuệ thẩm định hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Trường hợp hồ sơđăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:
Ra quyết định cấpGiấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.
Tiến hành ghi nhậnvà văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đốivới nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Cuối cùng là côngbố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữucông nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngàyký quyết định.
Trường hợp hồ sơđăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu còn thiếu sót Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện cácthủ tục sau đây:
Ra thông báo dự địnhtừ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thờihạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặccó ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; và:
Ra quyết định từchối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửachữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiếnphản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạnđã được ấn định.
Bước 4: Cấpgiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới
Cục sở hữu trí tuệsẽ ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãnhiệu cho chủ sở hữu mới.
IX. Một số lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu
Nhãn hiệu chuyểnnhượng không được trùng hay tương tự với các nhãn hiệu còn lại của bên chuyểnnhượng. Nếu có, cần phải chuyển nhượng toàn bộ các nhãn hiệu trùng/ tương tự vớinhau để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịchvụ mang nhãn hiệu
Nhãn hiệu chuyểnnhượng không được trùng hay tương tự với tên Thương mại của bên chuyển nhượng,để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụmang nhãn hiệu.
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bảnquy định nội bộ
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢCAO là những giá trị chúng tôi mang tớicho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành choKhánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/