Trang chủ / Tư vấn khác / Bài viết tư vấn

Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể?

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:37.

Hiện nay có rất nhiều chỉ dẫn địa lý được gắn lên sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là với các sản phẩm đặc sản vùng miền như Kẹo dừa Bến Tre, cam Cao Phong, hạt dẻ Trùng Khánh, nhãn lồng Hưng Yên,… Đồng thời cũng có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký cho tập thể như : Chè Thái Nguyên, Măng cụt Lái Thiêu, Hồ tiêu Lộc Ninh,… Tuy nhiên, có rất nhiều đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đều bị Cục Sở hữu Trí tuệ từ chối do thiếu giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng địa danh hoặc cách sử dụng nhãn hiệu tập thể trong Quy chế về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể làng nghề không thống nhất, hoặc những thiếu sót về hình thức khác như phân nhóm sản phẩm mang nhãn hiệu ghi trên tờ khai chưa chính xác…Vậy để sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa sản phẩm cần phân biệt đâu là nhãn hiệu tập thể đâu là chỉ dẫn địa lý.

1. Căn cứ pháp lý:



– Luật SHTT năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009);

2. Nội dung tư vấn:



Điểm giống nhau:

Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 sd,bs năm 2009 quy định về nhãn hiệu tập thể như sau:

"17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 sd,bs năm 2009 quy định về chỉ dẫn địa lý như sau:

"22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Như vậy Luật SHTT đều có điều khoản quy định về nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Có thể nói nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều được điều chỉnh bởi Luật SHTT.

Thứ hai, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

Thứ ba, nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể được sử dụng bởi nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về một số vấn đề như nguồn gốc xuất xứ, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm được sản xuất có chất lượng ổn định, giữ được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

Điểm khác nhau:

Thứ nhất, về chủ sở hữu

Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể được thành lập có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Thứ hai, về dấu hiệu phân biệt.

Nhãn hiệu tập thể có thể chứa bất kỳ nội dung nào nêu lên đặc điểm của sản phẩm hàng hóa như tính chất, công dụng, màu sắc, mùi vị,… mà không nhất thiết phải nêu địa chỉ nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa. Chỉ cần nội dung đó có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với hàng hóa, dịch vụ của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức.

Còn chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải nêu lên xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, chỉ dẫn về nơi sản xuất.

Thứ ba về mục đích sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý được gắn trực tiếp lên sản phẩm hàng hóa mang tính chất vùng miền còn nhãn hiệu tập thể được gắn với hàng hóa dịch vụ đa dạng như: dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ vận chuyển, lắp đặt,…

Thứ tư, về nguồn gốc sản phẩm.

Đối với các nhãn hiệu tập thể không gắn với địa chỉ nơi sản xuất đặc trưng thì sản phẩm hàng hóa có thể sản xuất ở nhều nơi, nhiều địa phương khác nhau, không bắt buộc chỉ được sản xuất ở một địa phương nhất định. Còn đối với chỉ dẫn địa lý hàng hóa sản phẩm chỉ được sản xuất tại nơi được đăng ký chỉ dẫn địa lý, tất cả các sản phẩm được sản xuất tại địa phương khác sẽ không được gắn chỉ dẫn địa lý đã đăng ký.

Thứ năm, về việc chuyển quyền sử dụng.

Nhãn hiệu tập thể có thể chuyển giao cho thủ thể khác còn chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu của nhà nước nên không thể chuyển giao.

Thứ sáu, về thời hiệu bảo hộ.

Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ lần đầu trong vòng 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm. Trong khi đó, quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không xác định thời hạn ngay từ đầu.

Trên đây là nội dung so sánh giữa nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Hy vọng quý khách có thể hiểu rõ hơn về hai khái niệm nói trên để có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý sao cho phù hợp, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác có hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và tốc độ phát triển ấn tượng, đồng thời là một trong những thị trường kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu. Với dân số đông đảo và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nước này thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty tại Trung Quốc đòi hỏi phải nắm vững các quy định và thủ tục pháp lý đặc thù.
Thủ tục nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế năm 2023 Hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế là hóa chất có chứa các hoạt chất có tính khử khuẩn, diệt khuẩn, có mục đích duy nhất là khử khuẩn trang thiết bị tế, thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Vụ trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y Tế. Việc nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế khử khuẩn. Bạn đọc hãy cùng Khánh An tìm hiểu trong bài viết sau:
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid Test covid là trang thiết bị y tế thuộc loại sinh phẩm chuẩn đoán Invitro chuẩn đoán việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Cùng Khánh An tìm hiểu thủ tục nhập khẩu test covid theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết sau:
CẤP PHÉP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI TEST NHANH COVID-19 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Giá test nhanh nhập khẩu dao động trong khoảng giá khá rộng từ 80.000 VNĐ – 110.000 VNĐ / test do các chi phí cao về vận chuyển quốc tế, bảo quản, thuế quan, trong bối cảnh như vậy. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam thì test nhanh sản xuất trong nước đang dần có ưu thế về mặt giá trong bối cảnh cơ quan nhà nước đang tích cực thực hiện bình ổn giá test nhanh và thị trường test nhanh nhập khẩu đang dần bão hòa với gần 100 test nhanh nhập khẩu đã được cấp phép.
Phân biệt khuyến mại với chiết khấu thương mại Câu hỏi: Bạn ơi mình không hiểu chiết khấu với khuyến mại thì khác nhau chỗ nào? Bạn giải thích giúp mình với, để làm hai hình thức đó thì có phải đăng ký gì không? Người gửi: Bạn Nam Anh. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục
Quyền ly hôn và nuôi con khi chồng ngoại tình? Câu hỏi: Vợ chồng em kết hôn đã được 4 năm, hiện tại em có 2 đứa con. 1 đứa 3 tuổi rưỡi và một đứa mới được 8 tháng. Trong thời gian mà em ở cữ thì chồng em ngoại tình. Em đã bỏ qua 1 lần rồi nhưng vẫn tái lại. Em không
Làm sao để chứng minh 02 số Chứng minh thư nhân dân là của cùng 1 người? Câu hỏi: Chị có thay chứng minh thư, giờ trong sổ đỏ đất đai lại là số chứng minh cũ. Giờ có cách nào để chứng minh 2 số cmnd là 1 không? Cảm ơn em Người gửi: Chị Lê Trang Nội dung tư vấn: Cảm ơn Chị Trang đã gửi câu hỏi  tới chuyên
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Câu hỏi: Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cần phải đáp ứng điều kiện gì để hoạt động dịch vụ đòi nợ. Quy định của pháp luật có đang dự thảo thay đổi điểm nào có lợi không? Người gửi: Bạn Quyên. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894