Để lưu danh sách các cổ đông trong công ty cổ phần và lưu lại các lần chuyển nhượng trong công ty cổ phần thì công ty cổ phần bắt buộc phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Sổ đăng ký cổ đông là căn cứ pháp lý quan trọng xác nhận quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.
Sổ đăng ký cổ đông là văn bản hoặc tập dữ liệu điện tử hoặc cả 2 loại này để ghi chép và lưu giữ các thông tin liên quan đến cổ đông và các lần chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Vì vậy, việc lập sổ đăng ký cổ đông là bắt buộc và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần dù mô hình hoạt động lớn hay nhỏ.
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh Nghiệp năm 2014.
2. Nội dung tư vấn:
Luật Doanh Nghiệp năm 2014 có quy định về Sổ đăng ký cổ đông như sau:
Thứ nhất, sổ đăng ký cổ đông là một trong các loại tài liệu mà doanh nghiệp buộc phải lưu trữ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 11 Luật DN năm 2014 đối với công ty cổ phần.
"Điều 11. Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;”
Thứ hai, Điều 121 Luật Dn năm 2014 quy định sổ đăng ký cổ đông cần phải được lập và lưu giữ dưới dạng văn bản hoặc tập dữ liệu điện tử từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau:
"a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.”
Thứ ba, sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. Các cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán. (Quy định cụ thể tại Khoản 3 )
Thứ tư, trong trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông. ( Quy định cụ thể tại Khoản 4)
Trên phương diện pháp lý, lập sổ đăng ký cổ đông không có đầy đủ các nội dung như trên không làm ảnh hưởng đến giá trị phần vốn góp hay số lượng cổ phần nếu các cổ đông thực sự nắm giữ cổ phần. Tuy nhiên việc ghi không đầy đủ có thể làm phát sinh trách nhiệm nộp phát hành chính do công ty vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Trên đây là những nội dung cần lưu ý về việc lập sổ đăng ký cố đông theo quy định pháp luật. Hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp nắm rõ được nội dung cần có và vai trò của sổ đăng ký cổ đông đối với công ty Cổ phần.
Nếu có nhu cầu tham khảo mẫu sổ đăng ký cố đông Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email: Info@Khanhanlaw.net
Trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng!