1. Căn
cứ pháp lý
- Luật
Hợp tác xã 2012
- Nghị
định số 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã
-
Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo
tình hình hoạt động của hợp tác xã
-
Thông tư 07/2019/TT-BKHDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
03/2014/TT-BKHDT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và
chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
2.
Tài sản không chia được của hợp tác xã gồm những gì?
Căn
cứ theo quy định của pháp luật, tài sản không chia được của hợp tác xã bao gồm:
(1)
Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
(2)
Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa
thuận là tài sản không chia;
(3)
Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết
định đưa vào tài sản không chia;
(4)
Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
3.
Xử lý tài sản không chia được của hợp tác xã khi giải thể
Phần
tài sản không chia được của hợp tác xã khi giải thể sẽ được xử lý như sau:
Đối
với phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại
của Nhà nước: chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Đối
với phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã
được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư
cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa
thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản
không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên: đại
hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
Đối
với phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã
được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận
là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không
chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động: đại hội thành
viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác
(ưu tiên bàn giao lại cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác) nằm trên địa
bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.
4. Dịch vụ giải thể hợp tác xã tự nguyện tại
Khánh An
-
Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ
sơ để thực hiện thủ tục giải thể tự nguyện;
-
Soạn thảo hồ sơ giải thể hợp tác xã tự nguyện;
-
Đại diện khách hàng tiến hành các công việc tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Liên hệ ngay để được báo giá trực tiếp;
Xem
thêm: Hợp tác xã chuyển đổi thành công ty được
không
Trên
đây là bài viết về Cần lưu ý gì khi xử lý tài sản không chia được của hợp
tác xã khi giải thể? Mọi vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
trực tiếp đến Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ
trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
Sử dụng dịch vụ của Khánh
An: Thành
lập doanh nghiệp / Xin
giấy phép lao động / Thành lập trung tâm tư vấn du học / Giấy
phép con / …
UY TÍN
– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách
hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực
cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821
/ 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý
khách!