Câu hỏi:
Tôi có một hợp tác xã chuyên sản xuất giống cây trồng, hiện tôi và các thành viên trong hợp tác xã muốn chuyển đổi mô hình hợp tác xã để thành lập một Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì không biết là có được không?
Người gửi: Đức Chính ( Hưng Yên)
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Hợp tác xã năm 2012;
– Luật Doanh nghiệp năm 2014.
2. Giải đáp thắc mắc
Điều 3 Luật hợp tác xã quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Như vậy xét về mục đích thì hợp tác xã có mục đích khác so với doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động giống như một loại hình doanh nghiệp, sử dụng các chức năng của doanh nghiệp là kinh doanh để phục vụ lợi ích của xã viên. Còn doanh nghiệp thì kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Cho nên, hợp tác xã không được gọi là doanh nghiệp. Mô hình hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi các luật khác nhau, bản chất khác nhau, nên không thể chuyển đổi trực tiếp từ mô hình hợp tác xã qua các loại hình doanh nghiệp được.
Ngoài ra Luật Doanh nghiệp không có quy định cho phép chuyển đổi từ loại hình hợp tác xã thành Công ty cổ phần.
Như vậy để có thể chuyển đổi mô hình hợp tác xã sang loại hình doanh nghiệp, bạn chỉ có thể tiến hành giải thể hợp tác xã, sau đó khi hoàn tất các thủ tục giải thể, bạn có thể thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
– Về thủ tục giải thể thực hiện theo quy định của Luật hợp tác xã như sau:
“1. Giải thể tự nguyện:
Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.” ( Khoản 1 Điều 54 )
– Về thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên Bạn vui lòng tham khảo bài viết Dịch vụ thành lập Công ty TNHH uy tín, giá rẻ tại Hưng Yên.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin trên Website, Chúng tôi sẽ liên hệ lại cho Bạn.