Những năm gần đây, thịtrường âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm củađông đảo fan hâm mộ không chỉ ở Việt Nam mà trên cả trường quốc tế. Nguồn cảm hứngđến với những nhạc sĩ và truyền qua những bản nhạc, trở thành một sản phẩm trítuệ và một đứa con tinh thần. Vậy những nhạc sĩ cần làm gì để bảo vệ cho sản phẩmcủa mình không bị đánh cắp, sử dụng trái mục đích, thu lợi mà không được sự đồngý của tác giả? Đặc biệt khi hiện nay ngày càng nhiều nhạc sĩ sáng tác tự do, nhữngnhạc sĩ trẻ lần đầu tiên sáng tác còn rõ về những quyền lợi mà mình được bảo vệ.Trong bài viết dưới đây, Khánh Ansẽ giải đáp thắc mắc về những thủ tục liên quan đến bài hát tự sáng tác để nhạcsĩ có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình cũng như tác phẩm do chính họ tạora.
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữutrí tuệ 2005
- Nghị định22/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009
2. Nội dung tư vấn
Quyền tác giả đối với bài hát tự sáng tác
Căn cứ theo Điểm d Khoản 1 Điều14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Nghị định 22/2018/NĐ-CP, Điều 10 quy định: "Tác phẩmâm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữutrí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặccác ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặckhông có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.”
Theođó, bài hát tự sáng tác là tác phẩm âm nhạc được bảo hô quyền tác giả. Quyềntác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu,bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép ngườikhác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không chongười khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nàogây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản saotác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằngphương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiệnkỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh,chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này dotác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khácthực hiện theo quy định của Luật này.
Quyềntác giả phát sinh ngay thời điểm tác phẩm được thể hiện ra dưới một hình thứcnhất định. Đối với bản nhạc sáng tác là ngay thời điểm tác giả chắp bút viếtnên bản nhạc đó. Vì vậy, không phân biệt tác phẩm công bố hay chưa, có đăng kýquyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền hay không, quyền tác giả đã được tồn tại.
Vìvậy xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải thủ tục bắt buộc đểtác giả được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan, mà việc này giúp cơ quan nhànước có thẩm quyền ghi nhận thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyềntác giả, quyền liên quan. Từ đó giúp cho tác giả khi xảy ra tranh chấp không cónghĩa vụ phải chứng minh mình có quyền tác giả đối với tác phẩm, trừ trường hợpcó chứng cứ chứng minh ngược lại. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giảvẫn là cần thiết.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quanđối với bản nhạc tự sáng tác
Đểđăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đối với bài hát tự sáng tác, cần thực hiệncác bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Tờ khaiđăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt vàdo chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc ngườiđược ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tácphẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tácgiả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tácphẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệmđối với các thông tin ghi trong đơn.)
- Hai bảnsao tác phẩm đăng ký quyền tác giả. (Ví dụ: Bản ghi âm, đĩa CD)
- Giấy uỷquyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền. (Thể hiện bằng ngôn ngữTiếng Việt)
- Tài liệuchứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khácdo được thừa kế, chuyển giao, kế thừa. (Thể hiện bằng ngôn ngữ Tiếng Việt)
- Văn bản đồngý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả. (Thể hiện bằngngôn ngữ Tiếng Việt)
- Văn bản đồngý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữuchung. (Thể hiện bằng ngôn ngữ Tiếng Việt)
Bước 2: Nộp hồ sơ:
- Nộp 01 bộhồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tạithành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
- Hồ sơ cóthể gửi qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả:
- Trong thờihạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lýnhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhậnđăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộpđơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấychứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả,quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụngcác dịch vụ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua sốhotline 02466.885.821 hoặc 096.987.7894. Email: info@khanhanlaw.net UY TÍN – CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị mà chúng tôi mang đếncho quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đãmang lại những động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay. Trân trọng cảmơn các Quý khách hàng!