Trang chủ / Đất đai / Tư vấn

Vấn đề vay vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên HĐQT

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:31.

Câu hỏi:

Tôi hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng B. Tôi có sở hữu một số cổ phiếu, trái phiếu do Ngân hàng phát hành. Bây giờ tôi muốn vay vốn, chuyển nhượng số cổ phần của mình đang sở hữu ở Ngân Hàng liệu có được không ?

Người gửi: Anh Thái Quân ( Bình Dương )

Nội dung tư vấn

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1.Căn cứ pháp lý

Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010;

– Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

2.Giải đáp thắc mắc

a. Vay vốn ngân hàng – Hoạt động cho vay của Ngân hàng

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010:

Điều 4: Giải thích từ ngữ 

16. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. “

Anh muốn vay vốn tại Ngân hàng B bằng số cổ phiếu, trái phiếu của mình, cần phải xác định Ngân hàng B có cung cấp nghiệp vụ cho vay đối với đối tượng là thành viên trong Hội đồng quản trị Ngân hàng B như anh hay không.

Theo quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010:

” Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.[…….] “

Như vậy, Anh là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng B, không được Ngân hàng B cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu của mình.

b. Chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại Điều 56 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010:

” Điều 56. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.

2. Trong thời gian đang xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được chuyển nhượng cổ phần, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án;

c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác nhằm thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 149 của Luật này.

3. Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 của Luật này. “

Vậy theo quy định của pháp luật như trên, anh có thể hiểu như sau:

– Do anh là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân Hàng B, nếu trong thời gian Anh đang đảm nhiệm chức vụ của mình, thì không được phép chuyển nhượng cổ phần cho bất cứ ai.

– Anh là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng B, chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần của mình nếu thuộc một trong các ngoại lệ sau: 

+ Thành viên Hội đồng quản trị là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

+ Thành viên Hội đồng quản trị bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án;

+ Thành viên Hội đồng quản trị chuyển nhượng cổ phần cho các nhà đầu tư khác nhằm thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất bắt buộc được quy định: ” Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi  của quý khách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất

 



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894