Trang chủ / Đất đai / Tư vấn

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:31.

Câu hỏi:

Tôi có cho anh A mượn xe ô tô gia đình để đi du lịch trong 5 ngày. Ngày trở về hôm qua thì xe bất ngờ bị nổ lốp khiến anh A không làm chủ được tay lái và đâm vào một người đi đường. Chiếc xe máy của người đó bị hư hỏng và bản thân người đó cũng bị thương khá nặng. Tôi thắc mắc liệu tôi phải có trách nhiệm hay bồi thường gì không vì tôi là chủ sở hữu xe ô tô đó. Tư vấn cho tôi hiểu hơn về trường hợp này.

Người gửi: Anh Nam Linh ( Lào Cai )

Nội dung tư vấn

Cảm ơn Anh đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Anh chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật giao thông đường bộ năm 2008;

– Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Giải đáp thắc mắc

Anh được xác định là chủ sở hữu chiếc xe ô tô. Nhưng tại thời điểm hiện tại Anh A được xác định là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp chiếc xe ô tô đó do giữa hai người đã phát sinh hợp đồng mượn tài sản.

Xe ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ được quy định: ” Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 601: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. […….] “

Trường hợp này, anh A sẽ là người bồi thường thiệt hại cho người đi đường đó do hoạt động sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ của anh đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù yếu tố lỗi chủ quan ở đây không có, nhưng xét về mối quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra, pháp luật vẫn quy định anh A là người phải bồi thường hoàn toàn cho người tham gia giao thông đó, trừ các ngoại lệ được đặt ra theo quy định pháp luật như trên:

– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại: Trường hợp này hoàn toàn không đặt ra lỗi cố ý của người bị thiệt hại

– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết: Trường hợp này là do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại nên làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa anh A và người tham gia giao thông đó.

Xác định nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:

” Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Theo quy định của pháp luật, anh A có thể phải chi trả bồi thường thiệt hại một số vấn đề liên quan như sau:

” Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi về ” Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra “ của quý khách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất

 



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894