Trang chủ / Đất đai / Tư vấn

Các hình thức quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Thứ 2, 17/12/18 lúc 15:31.

Câu hỏi:

Tôi mới thành lập một Công ty TNHH chuyên kinh doanh sữa tắm. Vì để hoạt động tiến vào thị trường được tốt hơn, tôi định xây dựng nên một video quảng cáo sản phẩm của mình để mọi người có thể biết đến. Được biết hình thức quảng cáo cũng có khá nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh. Tư vấn cho tôi hiểu về những hình thức quảng cáo bị cấm hiện nay.

Người gửi: Chị Kim Bình ( Vinh )

Nội dung tư vấn

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Cạnh tranh năm 2004;

– Luật Quảng cáo năm 2012;

– Luật Thương mại năm 2005.

2. Tư vấn chi tiết

Trong hoạt động kinh doanh, quảng cáo là công cụ hữu hiệu và phổ biến của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Có thể hiểu ” Quảng cáo ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 như sau:

” Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Theo đó, những vấn đề phát sinh khi cạnh tranh xảy ra là những hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh dần trở nên nhiều hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số hoạt động “ Quảng cáo ” bị cho là ” Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ” được pháp luật quy định sau đây:

1. Quảng cáo so sánh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004:

” Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;”

Đồng thời theo quy định tại Khoản 6 Điều 109 Luật Thương mại năm 2005:

” Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm

6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.”

Có thể hiểu:

– Quảng cáo so sánh gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh khi thu hút khách hàng về phía mình thông qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

– Nội dung của quảng cáo so sánh thường là về đặc điểm của hàng hóa như tính năng, công dụng, chất lượng,…. đánh vào mối quan tâm khi mua hàng của người tiêu dùng;

Trường hợp ngoại lệ của ” Quảng cáo so sánh ” được quy định tại Điều 22 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại: 

” Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh”.

2. Quảng cáo bắt chước

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004:

” Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;”

Tính ” Không lành mạnh ” của ” Quảng cáo bắt chước ” thể hiện ở việc lợi dụng thành quả đầu tư lợi thế cạnh tranh của người khác gây ra hậu quả tạo sự nhầm lẫn không đáng có cho người tiêu dùng về các phương diện như:

– Khiến người tiêu dùng ngộ nhận 2 loại hàng hóa được quảng cáo thuộc cùng một chủ sản xuất, nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ, gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp khác

– Người tiêu dùng vẫn nhận ra 2 loại hàng hóa, nhưng do khác biệt quá ít dẫn đến người tiêu dùng nhầm tưởng về mối liên hệ giữa 2 doanh nghiệp tham gia quảng cáo, gây mất niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Quảng cáo bắt chước ” cho thấy sự không sáng tạo, không đầu tư sản xuất của nhà đầu tư. Hành vi này là hành vi sao chép, lợi dụng đặc biệt, gây ảnh hưởng lớn đến cả 2 bên doanh nghiệp.

3. Quảng cáo gây nhầm lẫn

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004:

” Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

 

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.”

Quảng cáo gây nhầm lẫn ” tác động trực tiếp đến phán đoán của người tiêu dùng, khiến cho người tiêu dùng tiếp nhận những thông tin sai lệch về hàng hóa, dịch vụ, gây cho doanh nghiệp thiệt hạ nhất định về kinh tế và có thể sẽ mất đi khách hàng.

Quảng cáo gây nhầm lẫn ” tạo nên hậu quả xấu làm thị trường trở nên không minh bạch và phúc lợi nền kinh tế bị tổn hại

Xét về góc độ dân sự: Việc gây nhầm lẫn về thông tn cho khách hàng trong quảng cáo không chỉ vi phạm nguyên tắc trung thực mà còn vị phạm nguyên tắc tụ nguyện. Giao dịch xác lập từ sự nhầm lẫn do quảng cáo gây ra khi đó không phản ánh ý chí thực của người tiêu dùng, vi phạm tự do ý chí.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật cấm

Dù không thuộc các quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì vẫn có một số hoạt động quảng cáo bị pháp luật coi là là ” Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ” và bị cấm. Được quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012 như sau:

” Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế”

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Khánh An để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.

Email: Info@Khanhanlaw.net

Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất



Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894