Trongbối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc di cư lao động giữa các quốcgia trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, quá trình hợp pháp hóa đối vớilao động nước ngoài tại một quốc gia khác không phải lúc nào cũng đơn giản. Việcmiễn Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam là một vấn đềđang được quan tâm trong lĩnh vực pháp luật lao động hiện nay. Do đó, Khánh Anxin cung cấp tới Quý khách hàng thông tin về các trường hợp người lao động nướcngoài được miễn Giấy phép lao động trong bài viết tư vấn dưới đây.
1. CĂNCỨ PHÁP LÝ
- Bộ luậtLao động 2019;
- Nghị định152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vàtuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam.
2. CÁCTRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Giấyphép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tạiViệt Nam. "Miễn Giấy phép lao động” được hiểu theo quy định của pháp luật lao độngchính là trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộcdiện cấp Giấy phép lao động.
Cáctrường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao độngbao gồm:
- Là chủsở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồngtrở lên;
- Là Chủtịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần cógiá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
- Dichuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu camkết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh,thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch,văn hóa giải trí và vận tải;
- Là Trưởngvăn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chứcquốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
- Vào ViệtNam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
- Vào ViệtNam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệphức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinhdoanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở ViệtNam không xử lý được;
- Là luậtsư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy địnhcủa Luật Luật sư;
- Trườnghợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên;
- Ngườinước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vào ViệtNam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệmvụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánhgiá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODAđã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
- Được BộNgoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy địnhcủa pháp luật;
- Đượccơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy,nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nướcngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp địnhmà Việt Nam đã ký kết, tham gia;
- Tìnhnguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tựnguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giaonước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Vào ViệtNam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao độngkỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
- Vào ViệtNam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh kýkết theo quy định của pháp luật;
- Họcsinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏathuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viênthực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam;
- Thânnhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tạiViệt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên;
- Có hộchiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội;
- Ngườichịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Được BộGiáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy,nghiên cứu.
3. THỦTỤC XÁC NHẬN MIỄN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Nhữngtrường hợp dù được miễn Giấy phép lao động hay không thuộc diện cấp Giấy phéplao động thì vẫn phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoàikhông thuộc diện cấp giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tụcđề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao độngnhư sau:
Bước1:Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dựkiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phéplao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầulàm việc.
Bước2:Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhậncó văn bản xác nhận người lao động không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.
4. HỒSƠ ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Hồ sơđề nghị xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, bao gồm:
(1)Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấyphép lao động;
(2) Giấychứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe;
(3)Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợpkhông phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
(4) Bảnsao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
(5)Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấyphép lao động;
Lưu ý: Cácgiấy tờ số (2), (3) và (5) là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nướcngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừtrường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặctheo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Thamkhảo: Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nângcao tay nghề ở nước ngoài
Trênđây là toàn bộ tư vấn của Khánh An liên quan đến Trường hợp người lao động nướcngoài được miễn Giấy phép lao động tại Việt Nam. Mọi thắc mắc, Quý khách vuilòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấnchi tiết và hỗ trợ một cách nhanh gọn, hiệu quả.
UY TÍN– CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị Khánh An mangtới cho các Quý khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng nhữngtrải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Thôngtin liên hệ:
CÔNGTY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Mobile:02466885821 / 0969877894
Địa chỉ: Toànhà 88 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Email: Infor@khanhanlaw.net
Rấthân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!