Khi
thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam có những dự án bắt buộc phải xin cấp Giấy
chứng nhận đầu tư mới có thể đi vào hoạt động. Vậy trường hợp nào phải thực hiện
thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Khánh An sẽ tư vấn tới Quý
khách hàng qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
-
Luật Đầu tư 2020
-
Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đầu tư.
2. Trường hợp thực hiện thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
-
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
+
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
-
Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
gồm:
+
Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
+
Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020;
+
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Đối với dự án đầu tư quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
-
Trường hợp Nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự
án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu
tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 Luật
đầu tư 2020.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể như sau:
-
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối
với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
-
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến
đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
+
Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+
Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao và khu kinh tế;
+
Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
-
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Ngoài
ra, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn được hướng dẫn bởi Điều
34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết tư vấn của Khánh
An liên quan đến các quy định
pháp luật về Trường hợp thực hiện thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu quý khách hàng còn vấn đề vướng
mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ
02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
"UY
TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO” là những giá trị Khánh An mang tới cho các Quý
khách hàng. Rất mong được hợp tác, đem lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch
vụ tốt nhất.
Xem chi tiết: Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư của nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
Thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG
TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh
Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 / 096.987.7894.
Web: Khanhanlaw.com+54
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác
cùng Quý khách!