Câu hỏi:
Bố tôi làm việc ở nhà máy da giày ở địa phương được 6 tháng ( được nhà máy trả lương theo tháng), tuy nhiên giữa nhà máy và bố tôi không ký kết HĐLĐ. Do sức khỏe không đảm bảo bố tôi xin nghỉ và báo trước cho nhà máy 2 tuần. Nhà máy cho rằng bố tôi đơn phương chấm dứt HĐLĐ nên không trả lương tháng thứ 6 cho bố tôi. Vậy bố tôi phải làm như thế nào để lấy đủ số lương chưa được trả?
Nội dung tư vấn:
1.Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật lao động năm 2012;
2. Giải đáp thắc mắc:
– Bố bạn làm việc tại nhà máy trong thời gian 06 tháng mà không ký hợp đồng lao động tức là nhà máy đã vi phạm quy định pháp luật.
Căn cứ tại điều 18 Bộ Luật lao động 2012.
"Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”
– Hình thức của hợp đồng lao động quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2012:
"Trong trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
– Các trường hợp còn lại phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, hợp đồng lao động phải được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.”
Xét theo đúng quy định pháp luật nhà máy buộc phải giao kết hợp đồng lao động với bố bạn và hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản.
Bố bạn mặc dù không ký kết hợp đồng lao động nhưng giữa bố bạn và nhà máy vẫn phát sinh quan hệ lao động. Do bố bạn thực hiện công việc thực tế trong 06 tháng và được nhà máy trả lương hàng tháng. Tuy nhiên do không có hợp đồng lao động nên bố bạn không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 37 Bộ luật Lao động 2012.
Để nhà máy thanh toán tiền lương cho bố bạn cần chứng minh bố bạn có thời gian làm việc thực tế tại công ty.
Một là, bốbạn dựa vào bảng thanh toán tiền lương mà nhà máy đã thanh toán cho bạn những tháng trước đó. Qua đó chứng minh cho việc bố bạn đã làm việc ở nhà máy và được nhà máy thanh toán tiền lương cho những tháng làm việc đó ( tuy giữa bố bạn và công ty không có hợp đồng lao động)
Hai là,bố bạn có thể nhờ đến sự làm chứng của những người làm cùng ca với bố bạn (lập thành văn bản) để chứng minh cho việc bố bạn đã làm việc tại nhà máy trong thời gian 06 tháng.
Khi có các văn bản này bạn nộp cho Giám đốc nhà máy để yêu cầu nhà máy thanh toán lương cho bố bạn.
Trong trường hợp Giám đốc nhà máy vẫn cố tình không giải quyết, thì bố bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Sở lao động thương binh và xã hội, để nhờ cơ quan này can thiệp và hòa giải.
Nếu sự hòa giải này vẫn không mang lại kết quả cho bố bạn, thì bố bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi đặt trụ sở của nhà máy) để Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bố bạn. Trong trường hợp này, bố bạn là người lao động khởi kiện để đòi tiền lương thì theo quy định của Pháp lệnh số 10 về án phí và lệ phí năm 2010 thì bạn sẽ được miễn tiền tạm ứng án phí.
Trên đây là nội dung tư vấn của Khánh An, hy vọng phần nào giải đáp thắc mắc của bạn.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net
Hoặc để lại thông tin qua Website Khanhanlaw.com. Chúng tôi sẽ liên hệ lại tới Bạn sớm nhất.