Theo quy định của pháp luật hiện hành, các chủ thể kinh doanh theo có thể lựa chọn nhiều thức kinh doanh như mô hình công ty hay hộ kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu cũng như các điều kiện khác của doanh nghiệp. Vậy giữa hộ kinh doanh và công ty có sự khác nhau, giống nhau như thế nào mà Luật doanh nghiệp hiện hành lại có những quy định riêng để điều chỉnh? Bài viết sau đây, Khánh An sẽ tư vấn và làm rõ sự khác và giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty để quý khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt và lựa chọn theo đúng quy định của pháp luật.
I. Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
II. Nội dung tư vấn
Khái niệm về hộ kinh doanh và công ty
Về hộ kinh
doanh, Theo pháp luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là một loại
hình doanh nghiệp. Về khái niệm hộ kinh doanh thì Luật doanh nghiệp năm 2020
chưa có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, tại Điều 79 của Nghị định số
01/2021/NĐ-CP cũng đã làm rõ về hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hay các thành viên hộ gia đình
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình đối với các hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành
viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì có thể ủy quyền cho một thành viên
trong hộ làm đại diện hộ kinh doanh. Cá
nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên hộ gia đình quyền
làm đại diện hộ kinh doanh được xác định là chủ hộ kinh doanh.
Về công ty, theo pháp luật doanh nghiệp, công ty được coi là một loại hình doanh nghiệp.
Về khái niệm công ty thì Luật doanh nghiệp năm 2020 chưa có định nghĩa cụ thể
mà chỉ quy định tại khoản 6 Điều 4, công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần và công ty hợp danh. Theo đó, dựa vào các đặc điểm của các loại
hình công ty có thể hiểu một cách chung nhất công ty là một loại hình doanh
nghiệp có các đặc điểm cơ bản về tư cách pháp nhân; chế độ trách nhiệm tài sản;
có vốn điều lệ hay vốn đầu tư, vốn góp; quản lý tập trung, thồng nhất và có tư
cách pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
1.
Sự giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty
Theo quy định
của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hộ kinh doanh và công ty là 2 mô hình kinh
tương ứng với từng chủ thể và điều kiện, thủ tục khác nhau, Tuy nhiên, nhìn
chung giữa hai mô hình này vẫn có những điểm chung nhất định đó là:
Đều không có tư cách pháp nhân (đối với loại hình doanh
nghiệp tư nhân)
Đều chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp tư nhân.
Đều không được phát hành chứng khoán (đối với loại hình
doanh nghiệp tư nhân)
2.
Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh với công ty
Các đặc
điểm
|
Hộ kinh
doanh
|
Công ty
|
Quy mô
kinh doanh
|
Có quy
mô nhỏ, địa điểm kinh doanh cố định, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
Lưu ý,
nếu kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản
lý kinh doanh… Vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn
doanh nghiệp. (Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
|
Không bị
giới hạn về quy mô, vốn hay địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, công ty còn được
phép xuất khẩu, nhập khẩu.
|
Số lượng
người lao động
|
Giới hạn
không quá 10 người.
|
Không hạn
chế
|
Điều kiện
kinh doanh
|
Phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu.
|
Chỉ
trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và
không có con dấu.
|
Người đại
diện theo pháp luật
|
Chỉ có
1 người đại diện là chủ hộ kinh doanh.
|
Có thể
có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
|
Số lượng
công ty/hộ kinh doanh được đăng ký
|
1 người
chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể.
|
1 người
có thể đăng ký nhiều công ty.
|
Chế độ
trách nhiệm tài sản
|
Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.
|
Chịu
trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư
nhân chịu trách nhiệm vô hạn).
|
Đơn vị
phụ thuộc
|
Chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh
|
Được
thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện
|
Việc lựa chọn
thành lập hộ kinh doanh hay công ty cần phải dựa trên nhu cầu , cũng như các
ưu, nhược điểm và tiêu chí cụ thể của mỗi chủ thể. Theo đó, quý khách hàng muốn
để thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề kinh doanh cũng như có địa điểm
kinh doanh và quy mô kinh doanh rộng hơn với chế độ chịu trách nhiệm chỉ trong
phạm vi số vốn đã góp theo loại hình doanh nghiệp mà quý khách hàng chọn và ngoài
ra còn có thể mở chi nhánh hay văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng như
có tiềm năng phát triển và thu hút các đối tác hơn so với hộ kinh doanh thì bạn
nên chọn thành lập công ty.
>>>Bài viết tham khảo:
Những điều doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh
UY TÍN –
CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những
giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những
phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm
nay. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn
Khánh An chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address:88 To Vinh Dien, Khuong Trung, Thanh Xuan, Ha Noi
Mobile:02466.885.821 / 096.987.7894
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất
hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách!