Khi nào thì nên chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh? Hồ sơ thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như thế nào ? và một số vấn đề pháp lý liên quan mà Khánh An sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể đến với quý khách hàng:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm
2021 của Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Thế nào là chấm dứt hoạt
động hộ kinh doanh?
Chấm dứt hoạt động của
hộ kinh doanh là một trong nhiều hình thức nhằm kết thúc một quá
trình kinh doanh không đạt hiệu quả, hoặc việc kinh doanh đạt hiệu quả
cao hoặc cũng có thể mô hình hộ kinh doanh lúc này không còn phù hợp
với quá trình phát triển.
2. Căn cứ chấm dứt hoạt
động hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 92
Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định về căn cứ chấm dứt hoạt động hộ kinh
doanh là hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh
doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông
báo phải có các giấy tờ sau đây:
- Thông báo về việc chấm dứt
hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
- Bản sao biên bản họp thành
viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp
các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản gốc Giấy nhận đăng
ký hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, hộ kinh doanh có
trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài
chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ
trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh
3. Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Khi tiến hành chấm dứt
hoạt động hộ kinh doanh cá thể, để tránh mất nhiều thời gian do hồ
sơ không hợp lệ, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ
như sau:
- Thông báo về việc chấm dứt
hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư
01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Văn bản đề nghị về việc
chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm
theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế);
- Bản sao biên bản họp thành
viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh đối với trường hợp
thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh;
- Trường hợp ủy quyền, phải có
thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định
của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
4. Thủ tục chấm dứt hoạt
động hộ kinh doanh
Về thủ tục chấm dứt hoạt
động hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần phải thực hiện các bước
theo trình tự sau:
Bước 1: Hộ kinh doanh cần
chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật (như tại mục bên trên).
Bước 2: Hộ kinh doanh nộp hồ
sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hoăc nộp online
trên cổng thông tin điện tử dịch vụ công.
Bước 3: Nhận kết quả về
việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
>>>Bài viết tham khảo: Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm ngừng của hộ kinh doanh
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ
CAOlà những gì chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích
cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển và giúp
Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Address: 88, Tô Vĩnh Diện,
Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 /
096.987.7894.
Web: Khanhanlaw.com
Email: Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp tác cùng
Quý khách!