Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời và phát triển của công nghệ cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), big data, blockchain,…đã tác động mạnh mẽ đến nhiều phương diện đời sống của con người. Khoa học pháp lý cũng đang từng bước thích nghi với những tác động đó cùng những khái niệm, thuật ngữ mới. Một trong những số đó là thuật ngữ hợp đồng thông minh (smart contract). Vậy hợp đồng thông minh được quy định như thế nào theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hợp đồng thông minh là gì
Phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện pháp luật điều chỉnh Hợp đồng thông minh khiến việc thực hiện loại hợp đồng này còn chưa phổ biến do tiềm ẩn nhiều rủi ro.Tại Việt Nam, hợp đồng thông minh chưa được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Hợp đồng thông minh là một bước tiến mới mẻ với công nghệ phức tạp mà nhiều lập trình viên, các nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm liên quan đến hợp đồng này, tuy nhiên đều không thực sự thỏa đáng về mặt pháp lý và không được công nhận. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã từng đề cập đến khái niệm Smart Contract thông qua một số đạo luật nhưng các định nghĩa này chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp lý và còn chưa phân tích sâu theo lĩnh vực công nghệ.
Theo viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ Quốc Gia Hoa Kỳ mô tả: hợp đồng thông minh là bộ sưu tập các mã và dữ liệu được triển khai bằng cách sử dụng giao dịch ký bằng mật mã trên Blockchain. Hợp đồng thông minh có thể coi là thủ tục lưu trữ bảo mật để thực thi chuyển giao giá trị giữa các bên một cách nghiêm ngặt, không thể bị thao túng.
Cách hiểu đầy đủ nhất về Hợp đồng thông minh là: "Hợp đồng thông minh là một giao thức đặc biệt trên máy tính, có khả năng tự động thực hiện các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dựa trên sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ Blockchain – mạng lưới phân tán, phi tập trung. Các điều khoản trong loại hợp đồng này tương đương với một hợp đồng có giá trị pháp lý và được ghi lại dưới ngôn ngữ của lập trình.”
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh có hiệu lực pháp lý hay không? Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm như sau:
Quan điểm 1: Có hiệu lực pháp lý.
Hợp đồng thông minh được xem xét về mặt tư cách pháp lý giống như hợp đồng truyền thống. Trong trường hợp này, về bản chất, Hợp đồng thông minh cũng là một giao dịch dân sự. Do đó để Hợp đồng thông minh có hiệu lực cần thoả mãn 3 yếu tố:
Chủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch;
Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự phải phù hợp với pháp luật
Quan điểm 2: Không có hiệu lực pháp lý.
Nhiều học giả pháp lý cho rằng Smart Contract không phải là thỏa thuận pháp lý, không nhất thiết tạo thành thỏa thuận ràng buộc hợp lệ theo quy định của luật. Hợp đồng thông minh là phương tiện mà dựa vào nó, người tham gia sẽ thực hiện các nghĩa vụ bắt nguồn từ các thỏa thuận cụ thể.
Với vai trò là phương thức phụ trợ hợp đồng, hợp đồng thông minh có thể được coi là một chương trình máy tính và thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nói cách khác, trong trường hợp này, Hợp đồng thông minh không có hiệu lực pháp lý. Khi xảy ra tranh chấp phát sinh, bạn sẽ không được bảo vệ quyền lợi của mình.
Ưu nhược điểm của Hợp đồng thông minh
Ưu điểm
Tiết kiệm chi phí và thời gian: Hợp đồng thông minh sử dụng các ngôn ngữ lập trình, code phần mềm để tự động hóa các điều khoản, tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho những công việc không cần thiết.
Tính minh bạch, rõ ràng: Có thể truy dấu ra nguồn gốc của tất cả các giao dịch, nhưng hoàn toàn không thể đảo nghịch giao dịch và mọi giao dịch đều sẽ được ghi nhận trên blockchain cực kỳ rõ ràng.
Nhanh gọn, tiện lợi: Có thể thiết lập và thực thi 1 hợp đồng chỉ trong vài giây, thiết lập cho nhiều người cùng 1 lúc và dùng đi dùng lại nhiều lần.
Nhược điểm
Rủi ro từ internet: Mặc dù rất an toàn nhưng vẫn có nguy cơ bị tấn công bởi hacker nếu bị lộ các thông tin quan trọng.
Tính pháp lý: Nếu có tranh chấp phát sinh, quyền lợi của các bên không được đảm bảo vì pháp luật của các nước vẫn chưa có quy định rõ ràng về quản lý hợp đồng thông minh. Việt Nam là một trong những nước chưa có quy định về smart contract.
Tham khảo:
Dịch vụ soạn thảo/review hợp đồng và văn bản quy định nội bộ
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894
Email:info@khanhanlaw.net
Website:https://khanhanlaw.com/
Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@khanhanlaw.net.
Khánh An là một công ty tư vấn tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và Đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi qua website: khanhanlaw.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline: 02488.821.921 hoặc 096.987.7894.