Trang chủ / Tư vấn khác / Bài viết tư vấn

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI)

Thứ 5, 07/03/24 lúc 09:54.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng thúc đẩy những bước phát triển quan trọng trong công nghệ và kinh doanh. Nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, và tác động đến hầu hết các khía cạnh của việc sáng tạo. Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm được tạo ra từ AI, và mang giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, thương mại khá cao. Điển hình như: (i) một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra từ máy tính vào năm 2016 tại Hà Lan mang tên "The Next Rembrandt”; (ii) bài hát "The AI love song” do Nguyễn Hoàng Bảo Đại – một kỹ sư Công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển, ca khúc này đã được AI tự viết phần nhạc với tốc độ 10 giai điệu/1 giây. Vậy câu hỏi đặt ra là các tác phẩm do AI tạo ra có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả.

Hiệp định TRIPS khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tác phẩm được tạo ra từ AI

Ngày nay, AI đã có thể cho ra đời những tác phẩm văn học, nghệ thuật khiến cho chúng ta phải thực sự ngỡ ngàng và thán phục. Năm 2016, một dự án hợp tác giữa Microsoft và Bảo tàng Rembrandt đã công bố một tác phẩm là bức chân dung 3D có tên "The Next Rembrandt” do máy tính tạo ra dựa trên thuật toán nhận dạng khuôn mặt bằng việc quét dữ liệu từ 346 bức tranh được biết đến của họa sĩ người Hà Lan Rembrandt thế kỷ XVII. Cũng trong năm 2016, cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi một chương trình máy tính của Nhật Bản đã lọt vào vòng thứ hai giải thưởng văn học quốc gia.

Theo truyền thống, quyền sở hữu bản quyền đối với các tác phẩm do máy tính tạo ra không bị nghi ngờ vì chương trình chỉ đơn thuần là một công cụ trợ giúp quá trình sáng tạo, giống như một cây bút và tờ giấy. Nhưng với những loại trí tuệ nhân tạo mới nhất, chương trình máy tính không còn là một công cụ nữa; nó thực sự đưa ra nhiều quyết định liên quan đến quá trình sáng tạo mà không cần sự can thiệp của con người.

Tuy nhiên, cách mà AI tạo ra tác phẩm sẽ không giống cách con người sáng tác ra tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật. AI hiện thường hoạt động dựa trên việc thu thập và xử lý hệ thống thông tin khổng lồ, từ đó sẽ đưa ra một sản phẩm là tranh vẽ, âm nhạc, giọng nói dựa trên phân tích từ khối dữ liệu đó. Vì vậy, các tác phẩm của AI mang tính sáng tạo không cao và không có tính cá nhân.

Như vậy, khi việc sử dụng AI để sáng tạo ra các tác phẩm đã trở nên phổ biến hơn, thì vấn đề về bản quyền sẽ được đưa ra để xem xét và thảo luận một cách kỹ lưỡng và phổ biến. Với một tác phẩm được thực hiện bởi AI, ai sẽ là chủ thể được thừa nhận quyền tác giả? Lập trình viên (người tạo ra AI), người sử dụng chương trình (người "dạy” AI cách học), hay chính bản thân AI (chủ thể trực tiếp tạo nên tác phẩm)?

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi AI

Hiện tại, trên thế giới vẫn chưa thống nhất những quan điểm chung về việc bảo hộ các tác phẩm từ AI nhưng nhìn chung có 2 cách để hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện đại tham gia xử lý gồm: (1) Không thừa nhận quyền tác giả của AI khi tạo ra các tác phẩm này; (2) Thừa nhận quyền tác giả thuộc về người đã tạo ra AI.

Quan điểm 1: không thừa nhận quyền tác giả của AI khi tạo ra tác phẩm.

Với quan điểm cho rằng, luật bản quyền được sử dụng với mục đích bảo vệ thành quả lao động trí óc của nhân loại, bảo vệ những giá trị sáng tạo do chính con người tạo ra, Cục bản quyền Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng "họ sẽ chỉ cho phép đăng ký quyền tác giả đối với các tác phẩm có được là do hoạt động của con người sáng tạo nên”. Cục bản quyền Hoa Kỳ đã từ chối tất cả đơn đăng ký QTG khi xác định được rằng các tác phẩm này không phải do con người sáng tạo ra. Bằng cách tiếp cận này, bất cứ tác phẩm nào được tạo ra từ AI cũng sẽ không được pháp luật về quyền tác giả tại Hoa Kỳ công nhận, đồng nghĩa với đó là các tác phẩm sẽ được sử dụng một cách "công cộng”.

Tương tự, tại Australia, đã có ít nhất 3 trường hợp mà Toà án liên bang đã thể hiện quan điểm về việc các sản phẩm được tạo ra từ chương trình máy tính không được xem là đủ điều kiện để bảo hộ quyền tác giả.

Tại Châu Âu, Tòa án Tư pháp của Liên minh châu Âu (CJEU) cũng đã tuyên bố "bản quyền chỉ áp dụng đối với tác phẩm gốc và sáng tạo, phải phản ánh sự sáng tạo trí tuệ riêng của tác giả”.

Tại Việt Nam, theo Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về chủ thể quyền tác giả bao gồm: "tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo công ước quốc tế về quyền tác giả mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay quy định chỉ có tổ chức, cá nhân hay con người mới là các chủ thể được nắm giữ quyền tác giả; các đối tượng như máy tính, robot, hay AI chưa thể là chủ thể được nắm giữ quyền tác giả.

Quan điểm 2: thừa nhận quyền tác giả thuộc về người tạo ra AI

Một số quốc gia như Ấn Độ, Ireland, New Zealand và Vương quốc Anh, luật bản quyền lại trao quyền cho người tạo ra AI. Cách tiếp cận này được gói gọn tốt nhất trong luật bản quyền của Vương quốc Anh. Tại Vương quốc Anh, khái niệm về bảo hộ các tác phẩm tạo ra từ AI đã được nhắc đến rất sớm, điều này đã được ghi nhận trong Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và Bằng sáng chế năm 1988 (CDPA). Cụ thể, điều 9 (3) CDPA 1988 nêu rõ: "Trong trường hợp tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hay nghệ thuật được tạo ra từ máy tính, tác giả sẽ là người sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”, cách tiếp cận này hướng đến nội dung ghi nhận quyền tác giả cho người đã tạo nên các chương trình máy tính.

Hơn thế nữa, mục 178 của CDPA định nghĩa tác phẩm do máy tính tạo ra là tác phẩm "được tạo ra bằng máy tính trong những trường hợp không có tác giả là con người”. Việc làm rõ khái niệm trên tạo ra tiền đề cho việc giải quyết các yêu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi AI. Có thể thấy rằng, cách tiếp cận quyền tác giả này của Vương quốc Anh là một cách tiếp cận khá rộng mở khi đã tạo ra một ngoại lệ để công nhận quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi một loại "tác giả” không phải là con người.

Tham khảo:

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả

 

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO là những giá trị chúng tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển tiếp và giúp Quý khách nhiều hơn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN

Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline:02466.885.821 hoặc 096.987.7894

Email:info@khanhanlaw.net

Website:https://khanhanlaw.com/

Bài viết trước đó
Bài viết tiếp theo
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
Công ty TNHH Tư Vấn Khánh An
A: Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
DỊCH VỤ TRỌNG TÂM
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI MEXICO Mexico, với nền kinh tế phát triển nhanh chóng và chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ Latin. Việc thành lập doanh nghiệp tại Mexico không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường nội địa lớn mạnh mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các quốc gia khác trong khu vực thông qua các hiệp định thương mại tự do. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ hội, lợi ích, và quy trình thành lập doanh nghiệp tại Mexico.
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc, với sức mạnh kinh tế và tốc độ phát triển ấn tượng, đồng thời là một trong những thị trường kinh doanh quan trọng nhất toàn cầu. Với dân số đông đảo và nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nước này thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty tại Trung Quốc đòi hỏi phải nắm vững các quy định và thủ tục pháp lý đặc thù.
Thủ tục nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế năm 2023 Hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế là hóa chất có chứa các hoạt chất có tính khử khuẩn, diệt khuẩn, có mục đích duy nhất là khử khuẩn trang thiết bị tế, thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Vụ trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y Tế. Việc nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trang thiết bị y tế cần thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế khử khuẩn. Bạn đọc hãy cùng Khánh An tìm hiểu trong bài viết sau:
Quy định mới nhất năm 2022 về nhập khẩu test covid Test covid là trang thiết bị y tế thuộc loại sinh phẩm chuẩn đoán Invitro chuẩn đoán việc nhiễm SARS-CoV-2 hay không. Cùng Khánh An tìm hiểu thủ tục nhập khẩu test covid theo quy định mới nhất năm 2022 trong bài viết sau:
CẤP PHÉP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH ĐỐI VỚI TEST NHANH COVID-19 SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Giá test nhanh nhập khẩu dao động trong khoảng giá khá rộng từ 80.000 VNĐ – 110.000 VNĐ / test do các chi phí cao về vận chuyển quốc tế, bảo quản, thuế quan, trong bối cảnh như vậy. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam thì test nhanh sản xuất trong nước đang dần có ưu thế về mặt giá trong bối cảnh cơ quan nhà nước đang tích cực thực hiện bình ổn giá test nhanh và thị trường test nhanh nhập khẩu đang dần bão hòa với gần 100 test nhanh nhập khẩu đã được cấp phép.
Phân biệt khuyến mại với chiết khấu thương mại Câu hỏi: Bạn ơi mình không hiểu chiết khấu với khuyến mại thì khác nhau chỗ nào? Bạn giải thích giúp mình với, để làm hai hình thức đó thì có phải đăng ký gì không? Người gửi: Bạn Nam Anh. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục
Quyền ly hôn và nuôi con khi chồng ngoại tình? Câu hỏi: Vợ chồng em kết hôn đã được 4 năm, hiện tại em có 2 đứa con. 1 đứa 3 tuổi rưỡi và một đứa mới được 8 tháng. Trong thời gian mà em ở cữ thì chồng em ngoại tình. Em đã bỏ qua 1 lần rồi nhưng vẫn tái lại. Em không
Làm sao để chứng minh 02 số Chứng minh thư nhân dân là của cùng 1 người? Câu hỏi: Chị có thay chứng minh thư, giờ trong sổ đỏ đất đai lại là số chứng minh cũ. Giờ có cách nào để chứng minh 2 số cmnd là 1 không? Cảm ơn em Người gửi: Chị Lê Trang Nội dung tư vấn: Cảm ơn Chị Trang đã gửi câu hỏi  tới chuyên
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ Câu hỏi: Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Cần phải đáp ứng điều kiện gì để hoạt động dịch vụ đòi nợ. Quy định của pháp luật có đang dự thảo thay đổi điểm nào có lợi không? Người gửi: Bạn Quyên. Nội dung tư vấn: Cảm ơn Bạn
Có thể bạn quan tâm
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 096.987.7894