Câu hỏi: Trước đây tôi có thành lập một trung tâm ngoại ngữ nhưng hiện tại do dạo gần đây kinh tế suy thoái nên việc kinh doanh không thuận lợi, tôi muốn biết liệu có cách nào để đóng cửa trung tâm không?
(Chị Vân, Nam Từ Liêm )
Trả lời: Trước hết,
Khánh An xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của Khánh
An và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Liên quan đến câu hỏi của Quý khách hàng,
Khánh An xin được phép trả lời như sau:
I. Cơ sở pháp lý
- Nghị định
46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục;
- Nghị định
135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
II. Nội dung tư vấn
1. Trường hợp nào cần tiến hành giải thể trung tâm ngoại ngữ?
Giải thể trung tâm ngoại ngữ là việc một trung tâm ngoại ngữ không còn hoặc không đủ điều kiện tồn tại như một chỉnh thể nữa. Vì vậy, người ra quyết định giải thể phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân của trung tâm; đồng thời thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của trung tâm.
Theo quy định tại khoản
1 Điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP; trung tâm ngoại ngữ phải giải thể trong các
trường hợp sau:
- Trung tâm ngoại ngữ có
hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động;
- Cá nhân, tổ chức thành lập trung tâm ngoại ngữ tự đề nghị giải thể trung tâm ngoại ngữ.
Theo khoản 2 Điều 52 và
khoản 1 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
135/2018/NĐ-CP; người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ
thì có thẩm quyền quyết định việc giải thể trung tâm đó.
Cụ thể, người có thẩm
quyền quyết định việc giải thể bao gồm:
- Giám đốc đại học, học
viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền đối với
trung tâm ngoại ngữ, tin học trong khuôn viên nhà trường;
- Người đứng đầu tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế có thẩm quyền đối với các
trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
- Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo có thẩm quyền đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học,
trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường.
3. Thủ tục giải thể
trung tâm ngoại ngữ
Bước 1: Đề nghị giải
thể trung tâm ngoại ngữ (trường hợp giải thể vi phạm nghiêm trọng các quy
định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ thì không thực
hiện bước này)
Bước 2: Kiểm tra, đánh
giá tình trạng thực tế
- Người có thẩm quyền tổ
chức đoàn kiểm tra; đánh giá tình trạng thực tế;
- Đề xuất và xem xét các
phương án xử lý;
- Lập báo cáo kết quả
kiểm tra.
Bước 3: Ra quyết định
giải thể
- Người có thẩm quyền ra
quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ;
- Quyết định giải thể
phải được công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng. Quyết định
giải thể phải bảo đảm các nội dung:
- Xác định rõ lý do giải
thể;
- Các biện pháp bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên.
4. Hồ sơ cần chuẩn
bị trường hợp tự đề nghị giải thể
Hiện nay chưa có quy
định cụ thể về thành phần hồ sơ cần nộp để giải thể trung tâm ngoại
ngữ, hồ sơ có thể có sự khác nhau tùy vào quy định của mỗi địa phương.
Tuy nhiên, thông thường hồ sơ bao gồm:
Tờ trình đề nghị giải
thể của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ;
Quyết định giải thể
trung tâm ngoại ngữ của người có thẩm quyền
Đề xuất phương án xử
lý
Bài viết tham khảo
>>>Trung tâm ngoại ngữ bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong
những trường hợp nào?
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG
– HIỆU QUẢ CAO là những gì chúng
tôi mang tới cho quý khách. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ phía khách
hàng dành cho Khánh An để chúng tôi có thể phát triển và giúp Quý khách nhiều
hơn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
KHÁNH AN
Address: 88, Tô Vĩnh
Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobile: 02466.885.821 /
096.987.7894.
Web: Khanhanlaw.co
Email:
Info@khanhanlaw.net
Rất hân hạnh được hợp
tác cùng Quý khách!