Ngày 15/01/2018 Chính phủ Ban hành nghị định số 09/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó Nghị định này có hiệu lực cùng ngày ban hành, so với nghị định nghị định 23/2007/NĐ-CP thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ hơn và cũng đã giải thích rõ ràng hơn về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây Khánh An xin tư vấn cho Quý khách hàng về một số những điểm mới của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 09/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
– Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Một số những điểm mới của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP so với Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
– Nghị định số 09/2018/NĐ-CP đã mở rộng hơn về việc cấp giấy phép kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, ngoài nhà đầu tư (NĐT) thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa thì những đối tượng sau nếu đáp ứng điều kiện cũng được cấp giấy phép:
+ NĐT nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên;
+ NĐT nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên nhưng không có cam kết mở cửa với hàng hóa, dịch vụ muốn kinh doanh;
– Có sự thay đổi về thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và giấy phép lập cơ sở bán lẻ
+ Đối với giấy phép kinh doanh, nếu Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh thì khoản 1 điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đã quy định Sở công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Về việc hỏi ý kiến Bộ công thương, nếu nghị định 23/2007/NĐ-CP cơ quan có thẩm quyền được cấp giấy phép kinh doanh sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) thì nghị định 09/2018/NĐ-CP đã thu hẹp phạm vi các trường hợp phải hỏi ý kiến của Bộ công thương. Theo đó, việc lấy ý kiến Bộ công thương, Bộ quản lý ngành trước khi cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh được áp dụng với điểm c khoản 1 điều 5 của Nghị định và việc lấy ý kiến Bộ Công thương trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép kinh doanh với các hoạt động quy định tại điểm b, d, đ, e, g, h và l khoản 1 điều 5 của Nghị định.
+ Đối với giấy phép lập cơ sở bán lẻ, Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Lấy ý kiến bộ công thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
– Đối với hoạt động bán lẻ phải xin giấy phép kinh doanh do Sở công thương cấp và chỉ hỏi xin ý kiến của Bộ công thương đối với một số sản phẩm: gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị , siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó, trước đây Nghị định 23/2007/NĐ-CP bắt buộc phải có ý kiến của bộ công thương liên quan đến các sản phẩm phân phối bán lẻ;
– Đối với lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bán buôn theo Nghị định mới thì không phải làm giấy phép kinh doanh trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 9 . Trong khi đó trước đây theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP phải xin giấy phép và có ý kiến đồng ý của bộ công thương;
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định rõ hơn về các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động :Thực hiện quyền xuất khẩu; Thực hiện quyền nhập khẩu; Thực hiện quyền phân phối; Cung cấp dịch vụ giám định thương mại Cung cấp dịch vụ logistics; Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Thời gian tiến hành rút ngắn còn 10 ngày đối với trường hợp không phải hỏi ý kiến bộ công thương và bộ chuyên ngành, trong trường hợp hỏi ý kiến thời gian giải quyết là 28 ngày. Trong khi đó theo nghị định 23/2007/NĐ-CP tổng thời gian 45 ngày, như vậy đã giúp cho NĐT, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm được 17 ngày.
Ngoài ra, một số tiêu chuẩn trong Nghị định số 09/2018/NĐ-CP không thể định lượng nên lưu ý khi triển khai cần trao đổi kỹ với chuyên viên tránh trường hợp phải giải trình nhiều.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về " Những điểm mới trong hoạt động mua bán hàng hóa của NĐT nước ngoài tại Việt Nam". Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net