Thực tiễn tố tụng kinh doanh cho thấy ngày càng nhiều các vụ việc tranh chấp giữa doanh nghiệp được giải quyết bằng phương thức trọng tài thay vì Tòa Án. Vì vậy việc tìm hiểu về Trọng tài thương mại là việc làm cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Khánh An sẽ đề cập đến một số vấn đề pháp lý về Trọng tài Thương mại.
1. Căn cứ pháp lý:
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
– Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH11.
2. Nội dung tư vấn:
a, Trọng tài thương mại là gì?
Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định:
"1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”
Như vậy trọng tài thương mại là hình thức tài phán mà quyền lực của nó được tạo nên bởi chính các bên trong vụ việc tranh chấp thương mại.
b, Hình thức trọng tài thương mại:
– Trọng tài vụ việc
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
+ Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
+ Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
+ Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng.
– Trọng tài thường trực:
Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau:
+ Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước; nhưng đồng thời vẫn nhận sự hỗ trợ của nhà nước.
+ Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác. Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới.
+ Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
+ Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
+ Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm
c, Điều kiện để trọng tài giải quyết tranh chấp:
Điều 2 Luật TTTM quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại:
"1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”
Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong hợp đồng.
Khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, theo đó:
” Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra trang chấp các bên có thỏa thuận trọng tài”
Tại bản Quy tắc tố tụng Trọng tài có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài mẫu của VIAC vào các hợp đồng thương mại như sau : "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.
d, Những ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Thứ nhất, so với việc giải quyết trang chấp bằng Tòa Án thì hình thức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng hơn. Thủ tục giải quyết bằng trọng tài thương mại thường đơn giản và có thể do các bên tự do lựa chọn trình tự và thủ tục.
Thứ hai, phán quyết của trọng tài thương mại thường có tính chính xác và khách quan cao. Phán quyết của trọng tài là những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, không bị chi phối bởi các yếu tố chính trị.
Thứ ba, việc giải quyết bằng trọng tài thương mại bảo đảm bí mật cao, giữ được uy tín trên thương trường, đảm bảo bí mật kinh doanh.
Thứ tư, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm. Sau khi trọng tài đã đưa ra phán quyết các bên buộc phải thi hành mà không có quyền kháng cáo kháng nghị. Do đó thời gian giải quyết không bị kéo dài, không gây tốn kém thời gian, tiền bạc.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về "Những điều doanh nghiệp cần biết về Trọng tài thương mại” Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp vớiCông ty Tư vấn Khánh An chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn và hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net