Câu hỏi:
Công ty của tôi mới thành lập và đang muốn đăng ký bảo hộ Logo của công ty mình nhưng không biết nên đăng ký bản quyền hay đăng ký thương hiệu? Mỗi hình thức thì có những ưu và nhược điểm gì? Mong công ty tư vấn cho chúng tôi.
Người gửi: Thanh Hải ( Quảng Trị )
Nội dung tư vấn
Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của Công ty tư vấn Khánh An chúng tôi. Với câu hỏi của Bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lí
– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
2. Giải đáp thắc mắc
Logo – là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.Logo của công ty thường được thiết kết một cách rất sáng tạo, có tính khác biệt và tính thẩm mỹ cao nên logo đồng thời cũng là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả.
Theo quy định pháp luật SHTT, Logo có thể được đăng ký bảo hộ dưới 2 hình thức:
(i) Đăng ký bản quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật SHTT và/hoặc
(ii) Đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật SHTT.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một bài ưu và khuyết để bạn có thể lựa chọn chính xác hình thức mà mình muốn đăng ký:
STT |
Hình thức |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
1 |
Đăng ký dưới hình thức quyền tác giả |
- Dễ dàng được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận.
- Thời gian được cấp giấy chứng nhận nhanh.
|
- Việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện trên cơ sở cam kết của chính tác giả của logo đó, chưa có hệ thống đồng bộ để quản lý và tra cứu khả năng logo đăng ký có phải là phiên bản sao chép của logo khác hay không, đặc biệt là trong trường hợp tác giả của logo chưa công bố tác phẩm
- Do quyền tác giả được xác lập chưa mang tính tuyệt đối (vì có thể bị huỷ nếu có bên thứ ba chứng minh logo đăng ký là sao chép) nên khâu thực thi, bảo vệ quyền chưa triệt để. Các tranh chấp về bản quyền logo thường phải qua Toà Án với thủ tục và thời gian kéo dài nhưng kết quả cuối cùng vẫn có thể không như mong muốn
- Tình trạng "đạo” logo diễn biến phức tạp, khó chứng minh được ý đồ sao chép và tỷ lệ sao chép để bị coi là hành vi vi phạm bản quyền.
- Thông thường logo bao gồm yếu tố chữ (ví dụ tên riêng doanh nghiệp), khi đăng ký logo thì chỉ bảo hộ dưới danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật, không bảo hộ được nội dung tên riêng đó, có nghĩa là một doanh nghiệp khác cũng có thể sử dụng chữ này nhưng kết hợp với hình khác thì không bị coi là vi phạm.
|
2 |
Đăng ký dưới hình thức thương hiệu |
- Cơ chế bảo hộ chặt chẽ nhất hiện nay
- Phạm vi bảo hộ rộng nhất: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình (nếu logo có bao gồm chữ), chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù không bị trùng 100%.
- GCN ĐKNH là cơ sở để khẳng định doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp đó cung cấp là có uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ khác trên thị trường
- GCN ĐKNH là bằng chứng mạnh nhất khi xử lý vi phạm về tên miền, đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn, cạnh tranh không lành mạnh…
- GCN ĐKNH là điều kiện bắt buộc khi triển khai hệ thống mã số mã vạch (GTIN) cho doanh nghiệp nếu muốn cung cấp sản phẩm mang thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế.
|
- Do tính bảo hộ là tuyệt đối, nên để có kết quả cuối cùng được cấp GCN ĐKNH là rất khó khăn, Cục SHTT phải thẩm định nội dung và tra cứu hệ thống một cách chặt chẽ và khắt khe trước khi ra quyết định cấp GCN hoặc từ chối cấp GCN.
- Thời gian xử lý kéo dài vì hiện mỗi tháng Cục SHTT nhận không dưới 5000 đơn đăng ký nhãn hiệu.
|
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của Bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác có hiệu quả.
UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho Khánh An phát triển như ngày hôm nay.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: Info@Khanhanlaw.net